Ẩn họa từ đồ chơi cũ để lâu

Nhiều người thường có thói quen cất giữ đồ chơi để có thể dùng lại khi cần hoặc có thể chỉ là để lưu giữ kỷ niệm. Nhưng ít người biết rằng thói quen tưởng như vô hại lại này có thể gây hại cho con người.

Nhiều người thường có thói quen cất giữ đồ chơi để có thể dùng lại khi cần hoặc có thể chỉ là để lưu giữ kỷ niệm. Nhưng ít người biết rằng thói quen tưởng như vô hại lại này có thể gây hại cho con người.

 Ảnh minh họa

 Ảnh minh họa.



Những con búp bê hay chú gấu bông đến những bộ đồ chơi trong nhà… tất cả đều được bà Trần Thị Bẩy ở Tứ Liên - Tây Hồ - Hà Nội mua cho các cháu chơi. Khi những đứa trẻ lớn lên, bà cất giữ và trân trọng những món đồ chơi đó như kỷ vật của gia đình. Bà Bẩy nói sau này có thể cho những đứa trẻ khác chơi cho đỡ phí.

Không riêng gia đình bà Nguyễn Thị Bẩy, mà hiện nay rất nhiều gia đình có tủ, thùng, túi đựng những đồ chơi từ lúc trẻ biết bò cho tới khi đã đi học và thậm chí đến tuổi trưởng thành vẫn giữ làm kỷ niệm.

Chị Nguyễn Thị Thu Hằng ở Thanh Xuân, Hà Nội cũng vậy. Chị phải mua 1 thùng gỗ to để đựng đồ chơi cũ của con. Giờ con chị đã vào lớp 1 nhưng thi thoảng cháu vẫn lấy đồ chơi, búp bê, gấu bông, những bộ xếp hình.. ra chơi cùng trẻ con hàng xóm. Chơi xong hai mẹ con chị lại cẩn thận xếp vào. chị vẫn giữ cẩn thận.

Tuy nhiên, PGS.TS Hồ Sơn Lâm, Viện Khoa học Vật liệu ứng dụng, Viện Hàn lâm Khoa học & Công nghệ Việt Nam cho rằng, việc lưu giữ này đã khiến những món đồ chơi để lâu trở thành những nguy cơ tiềm ẩn đến sức khỏe trẻ.

Thông thường, với nhiều loại đồ chơi như búp bê, gấu bông…các nhà sản xuất thường đưa một số kim loại nặng hay chất các hợp chất hóa học, phụ gia… để tạo dáng, độ dẻo. Thậm chí, các vật liệu nhựa, cao su hay vải thường có thêm một số chất hóa học tạo màu để cho đẹp và đa dạng về màu sắc.  Đây đều là những chất có độc tính nhất định. Đấy là còn chưa nói đến sự tiềm ẩn nguy hại từ quy trình sản xuất không đảm bảo, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Khi lưu giữ trong một thời gian dài, thậm chí những vật liệu an toàn cũng có thể có những biến đổi về tính chất hóa học, vật lý. Khi tiếp xúc với những loại đồ chơi đã biến đổi tính chất đó, sức khỏe con người cũng rất dễ bị đe dọa, có thể mắc các bệnh ngoài da, hô hấp… Bên cạnh đó, đồ chơi để lâu ngày còn có nhiều loại vi khuẩn bám vào sẽ gây hại cho người tiếp xúc.

Do vậy, để tránh nguy hại từ đồ chơi cũ, để trong thời gian dài thì các bậc cha mẹ cần phải lau chùi, sát trùng định kỳ bằng các chất tẩy rửa được phép sử dùng. Tốt nhất, không cho trẻ sử dụng những đồ chơi đã mua quá lâu, và đã bắt đầu có dấu hiệu phân hủy.

Theo VnMedia


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.