Ăn thịt tái dễ mắc ấu trùng sán dây lợn

Bệnh ấu trùng sán lợn là một bệnh ký sinh trùng hay gặp ở những người có thói quen ăn thức ăn chưa chín hoặc tái sống, nem chạo,...

Bệnh ấu trùng sán lợn là một bệnh ký sinh trùng hay gặp ở những người có thói quen ăn thức ăn chưa chín hoặc tái sống, nem chạo,...

Bệnh lây qua đường ăn uống

Chu kỳ của bệnh ấu trùng sán lợn do sán dây lợn bắt đầu là giai đoạn ấu trùng trong lợn. Nhiễm sán dây ở người xảy ra khi các nang  được tiêu hóa vào trong cơ thể do nấu chưa chín thịt lợn. Các ấu trùng dính vào ruột và trưởng thành sán. Sau đó sán đẻ ra các đốt sán chứa nhiều trứng sán ra theo phân và có thể nhiễm vào trong các thực phẩm hàng ngày. Khi người nuốt phải trứng, qua con đường lây truyền phân, miệng hoặc khả năng thông qua con đường tự nhiễm và phát triển thành bệnh ấu trùng sán lợn. Lây truyền qua đường phân miệng thường xảy ra thông qua thức ăn nhiễm bẩn trên bàn tay người do không rửa tay trước khi ăn. Hoặc các loại trái cây hoặc rau quả được tưới bởi phân người nhiễm bệnh.

Tuyệt đối không ăn tiết canh, rau sống để ngừa bệnh sán dây lợn.

Do vậy, bệnh dễ lây qua ăn uống, khi người ăn uống phải trứng sán, trứng sán vào đến dạ dày - ruột, dưới tác dụng của dịch tiêu hóa trứng sẽ nở ra ấu trùng, ấu trùng xuyên qua thành ống tiêu hóa vào mạch máu và mạch bạch huyết, đến các cơ quan trong cơ thể thành thể nang. Hay gặp nhất là nhu mô não và mắt. Ngoài ra còn xuất hiện ở: cơ vân, mô dưới da, tim, phổi, gan, tủy sống... ngoài ra chúng có thể lây qua đường tự nhiễm, người mắc bệnh, sán trưởng thành kí sinh ở ruột non. Do nhu động ngược của ruột như nôn mửa, các đốt sán già trào ngược lên dạ dày. Tại đây trứng thoát ra khỏi đốt sán và nở ra ấu trùng (số lượng rất lớn) chui qua niêm mạc đường tiêu hóa vào hệ tuần hoàn đi khắp cơ thể, vào các cơ, các mô, phát triển thành nang ấu trùng sán.

Dễ chẩn đoán nhầm

Biểu hiện lâm sàng phụ thuộc vào số lượng, vị trí, giai đoạn phát triển ấu trùng ở não. Các nang sán có thể ở não, tủy sống, mắt, cơ và mô dưới da. Các vị trí nang sán tại não và mắt dễ gây tử vong và có tỷ lệ mắc nhiều nhất.

Não là vị trí hay gặp nhất của ấu trùng sán lợn: 60-90%, mắt chiếm tỷ lệ: 1-3% các trường hợp bệnh. Triệu chứng hay gặp: nhức đầu, chóng mặt, buồn nôn, giảm trí nhớ; nặng hơn có thể rối loạn tâm thần, liệt mặt, liệt tứ chi, nói ngọng, mờ mắt, viêm màng não mạn tính, sút cân, động kinh... và có thể dẫn đến tử vong. Trên thực tế nhiều bệnh nhân nhập viện ở tuyến cơ sở vì liệt mặt bên phải, liệt nửa người bên phải. Điển hình như bệnh nhân Lê Văn H. ở Hà Nam, với tiền sử khỏe mạnh, không mắc bệnh kinh niên, mạn tính, bệnh nhân thường hay ăn thịt lợn nướng, thích lợn hun khói, thịt bò tái. Cách thời điểm nhập viện 2 tháng, bệnh nhân thường nhức đầu nhẹ sau đó bị méo miệng về bên trái, tay phải yếu không cử động được, không nắm được vật dụng, kèm theo chân phải yếu dần, không cử động được. Bệnh nhân đến bệnh viện ở Hà Nam và được chẩn đoán, nghi ngờ ung thư phổi di căn hoặc nấm ở phổi hoặc lao phổi và được chuyển đến Bệnh viện Bạch Mai. Sau khi làm các xét nghiệm nghiệm sinh hoá, điện tim, Xquang phổi,  chụp cắt lớp vi tính não... các bác sĩ nghi u não do ấu trùng sán dây lợn và chuyển bệnh nhân sang Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương. Sau khi làm xét nghiệm chẩn đoán, bệnh nhân đã được điều trị nhưng vẫn bị di chứng liệt còn liệt nhẹ dây thần kinh số VII.

Bệnh nhân có thể tử vong nếu nang sán tại não và mắt. Nếu lượng nang sán hoặc gánh nặng nhiễm ấu trùng sán lợn nhiều trong mô thần kinh có thể gây nên các biểu hiện bệnh lý não với sốt, đau đầu, buồn nôn, nôn mửa, thay đổi tri giác, động kinh. Các nang sán cũng có thể xảy ra khi nằm trong khoang não thất hoặc vùng dưới nhện. Đôi khi chúng phát triển đủ lớn để hình thành nên các dấu chứng thần kinh, dấu màng não, não úng thủy, hoặc liệt các dây thần kinh sọ não - khiến cho thầy thuốc lâm sàng nhầm lẫn với các bệnh lý thần kinh khác.

Hiếm gặp hơn, các nang sán định vị trong cột tủy sống có thể gây ra triệu chứng đau rễ thần kinh hoặc dị cảm khó thể phân biệt với các bệnh lý tủy sống khác. Ấu trùng sán lợn có thể được tìm thấy trong khoang dưới võng mạc hoặc thủy tinh thể và đe dọa đến tầm nhìn hay thị lực do quá trình viêm hoặc các nang phá hủy, thoái hóa hoặc có thể dẫn đến bong võng mạc.

Phòng ngừa vẫn là tốt nhất

Để phòng bệnh thực hiện nguyên tắc ăn chín uống sôi. Tuyệt đối không ăn thịt tái sống, lợn bệnh, không ăn tiết canh, ăn rau sống phải rửa sạch, rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh. Vệ sinh môi trường sạch sẽ, sử dụng hố xí hợp vệ sinh, không đại tiện bừa bãi, không nuôi lợn thả rông.

Khi có biểu hiện nghi ngờ hoặc đại tiện thấy có đốt sán hoặc thấy u nhỏ bằng hạt đậu phộng dưới da... cần phải đi khám ngay, để được chẩn đoán, điều trị sớm kịp thời tránh biến chứng.

Theo SKĐS



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.