Bác sĩ 20 năm tuổi nghề choáng khi thấy khối u chiếm gần hết phổi bé trai

Bác sĩ Vũ Trường Nhân cho biết: '20 năm trong nghề, lần đầu tiên tôi mới thấy khối u to như vậy'.

Bác sĩ Vũ Trường Nhân cho biết: '20 năm trong nghề, lần đầu tiên tôi mới thấy khối u to như vậy'.

Vừa qua, bé A.K. (12 tuổi sống ở tỉnh Kon Tum) được gia đình đưa đến Bệnh viện Nhi đồng 2, TP.HCM trong tình trạng gầy gò, xanh xao vì thiếu máu. Gia đình bé K. cho biết, bé thường xuyên bị ngất xỉu, đau tức vùng ngực bên phải.

Sau khi làm các xét nghiệm, chụp cắt lớp điện toán (CT) các bác sĩ phát hiện trong lồng ngực bé K. có một khối u "khủng" nằm ở thùy dưới của phổi phải. Khối u chiếm gần hết khoang lồng ngực của bé, chèn ép tim.

Các bác sĩ cũng cho biết, do khối u này tăng tưới máu dữ dội, phát triển với tốc độ khủng khiếp nên bé K. luôn trong tình trạng bị thiếu máu.

Bác sĩ Vũ Trường Nhân, Phó trưởng khoa Ngoại tổng hợp, Bệnh viện Nhi đồng 2, nói thêm: "Trong 20 năm làm việc trong lĩnh vực phẫu thuật nhi, lần đầu tiên tôi gặp một khối u lớn đến như vậy. Chúng tôi buộc phải phẫu thuật cắt trọn thùy phổi của bệnh nhi để xử lý".

Bác sĩ 20 năm tuổi nghề choáng khi thấy khối u chiếm gần hết phổi bé trai - Ảnh 1.

Khối u gần như chiếm hết phổi của bé K.


Theo bác sĩ  Nhân, phẫu thuật cắt phổi ở trẻ em đã khó, phẫu thuật khối u hiếm gặp này càng khó hơn. Mặt khác, các bác sĩ gây mê lại không thể tiến hành làm xẹp phổi vì bé K. sẽ có nguy cơ suy hô hấp rất cao.

Khi tiến hành mổ, ekip lại bất ngờ phát hiện khối u bám chặt vào vùng trung thất với diện tích rộng, khiến động mạch phổi, tĩnh mạch phổi bị che lấp đi tạo thành những cái bẫy chết người đối với phẫu thuật viên.

"Nếu các mạch máu lớn bị cắt đứt, khả năng bệnh nhi tử vong ngay trên bàn mổ rất cao. Bên cạnh đó, do vùng khối u bám quá rộng, bệnh nhi bị xuất huyết ồ ạt khiến tình hình căng thẳng trong suốt hơn 3 giờ", bác sĩ Nhân nói.

Cuối cùng, ekip mổ đã xử lý thành công khối u nặng đến 1,2 kg, với diện tích 10 x10 cm. Trong ca phẫu thuật này, bệnh nhi bị mất đến 500ml máu.

Một tuần sau mổ, phổi bên phải bé K. đã nở toàn bộ, bé không còn tình trạng đau ngực. Mặc dù bé K. bị cắt đi một phần phổi nhưng phần còn lại của phổi vẫn đủ sức thực hiện chức năng  hô hấp cho cơ thể. Hiện bé K. đã được xuất viện về nhà.

Theo bác sĩ Trương Anh Mậu, Phó trưởng khoa Bỏng chỉnh trực, Bệnh viện Nhi đồng 2, do bé K. bị u nguyên bào sợi cơ viêm ở phổi. Tuy u nguyên bào sợi là một loại u hiếm gặp, lành tính, nhưng nó lại có những đặc tính của u ác tính. Nếu không phẫu thuật cắt trọn, khối u sẽ xâm lấn tại chỗ, tái phát.

Theo bác sĩ Nguyễn Triệu Vũ, Trưởng khoa Ung bướu, Bệnh viện quận Thủ Đức, nguyên bào sợi do những tế bào sợi non chưa biệt hóa, thường xuất hiện ở trẻ em.

Tuy u nguyên bào sợi rất hiếm gặp nhưng hầu hết khối u sẽ phát triển rất nhanh. Đến nay, y học vẫn chưa biết nguyên nhân chính xác gây ra bệnh này.

Theo Trí thức trẻ

viêm phổi

Bệnh hô hấp

khối u

Ung thư phổi


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.