Bác sĩ chẩn đoán con bị thủy đậu, mẹ nhất định cãi lời, may mắn giúp con gái thoát chết

Phát hiện con bị ban đỏ, người mẹ trẻ mang con đi khám và được bác sĩ chẩn đoán bị thủy đậu nhưng căn bệnh mà cô bé thực sự mắc phải nguy hiểm hơn nhiều.

Phát hiện con bị ban đỏ, người mẹ trẻ mang con đi khám và được bác sĩ chẩn đoán bị thủy đậu nhưng căn bệnh mà cô bé thực sự mắc phải nguy hiểm hơn nhiều.

Chính bản năng của người mẹ đã giúp người phụ nữ cứu sống đứa con gái mắc bệnh viêm màng não sau khi khăng khăng không đồng ý với chẩn đoán con bị thủy đậu của bác sĩ.

Theo Daily Mail, chị Tiffany Staveley, 26 tuổi, và chồng chưa cưới là anh John Turner, đến từ Leeds, West Yorkshire, Anh đã đưa con gái 5 tháng tuổi Ava Turner tới một phòng khám ngoài giờ khi phát hiện con có dấu hiệu ngủ li bì, bỏ ăn và xuất hiện nhiều vết ban đỏ trên người.

Tại đây, cô bé được bác sĩ chẩn đoán mắc bệnh thủy đậu và được kê đơn về nhà điều trị chỉ với một lọ thuốc bôi.

Tuy nhiên, bà mẹ trẻ không đồng tình với chẩn đoán đó và khi đưa con về nhà chị đã luôn túc trực theo dõi con. Và những lo sợ của chị đã thành sự thật. Tình hình sức khỏe của Ava xấu đi rất nhanh.

Bác sĩ chẩn đoán con bị thủy đậu, mẹ nhất định cãi lời, may mắn giúp con gái thoát chết - Ảnh 1.

Bố mẹ của bé Ava.

Cô bé 5 tháng tuổi bắt đầu nôn mửa, trên chân và bụng xuất hiện những mảng tím bầm. Ngay sau đó, gia đình đã đưa bé nhập viện đa khoa Leeds.

Xét nghiệm máu cho thấy bé Ava đã mắc phải hội chứng Kawasaki, một hội chứng hạch bạch huyết rất hiếm gặp ở tuổi của cô bé. Ngay lập tức, các bác sĩ đã cho truyền kháng sinh và trị liệu miễn dịch để giúp cơ thể bé gái chiến đấu với rối loạn chưa tìm ra được nguyên nhân.

Thế nhưng, đó chưa phải là tất cả. Những gì diễn ra sau đó còn tồi tệ hơn nhiều. Hai ngày sau khi tiến hành chọc dò tủy sống, kết quả kiểm tra xác định Ava còn bị viêm màng não do phế cầu khuẩn gây ra.

Cô bé đáng thương lại tiếp tục phải điều trị với kháng sinh và được theo dõi sát sao 24/24 cho tới khi có dấu hiệu phục hồi. Sau 5 ngày chiến đấu với bạo bệnh, Ava đã được xuất viện nhưng phải kiểm tra y tế thường xuyên trong vài tháng tiếp theo vì các bác sĩ lo sợ tim cô bé có thể bị ảnh hưởng.

Cô Staveley, mẹ bé cho biết cô chắc chắn Ava không hề bị thủy đậu vì con trai 8 tuổi của cô đã từng mắc bệnh này khi còn nhỏ và vết phát ban nhìn hoàn toàn khác.

"Khi tôi bế Ava trên tay, tôi thấy da con xuất hiện các nốt đỏ và móng tay bị tróc ra. Bác sĩ bảo con bị thủy đậu nhưng bằng bản năng của người mẹ tôi chắc chắn bác sĩ đã sai", cô Staveley chia sẻ.

Theo các chuyên gia, bệnh nhân mắc hội chứng Kawasaki thường bị nổi ban đỏ, các tuyến hạch bị sưng, môi khô nứt nẻ và xuất hiện các vết thâm đỏ ở ngón tay, ngón chân và mắt.

Trong khi đó, viêm màng não là tình trạng nhiễm trùng lớp màng mỏng bao quanh não, có khả năng gây tử vong và để lại di chứng nặng nề.

Mỗi năm, tại Anh, có khoảng 200 ca mắc viêm màng não, trong đó 15% trường hợp tử vong và 25% bệnh nhân sống sót bị ảnh hưởng nặng nề về sau.

Dưới đây là tài liệu giáo dục về viêm màng não do phế cầu khuẩn được Hội Y học Dự phòng và Văn phòng Đại diện Galaxo Smith Kline Pte.Ltd tại Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp thực hiện mà các bố mẹ nên tham khảo trong quá trình nuôi con:

Bác sĩ chẩn đoán con bị thủy đậu, mẹ nhất định cãi lời, may mắn giúp con gái thoát chết - Ảnh 2.

>>Mỹ phẩm quá hạn chứa nhiều vi khuẩn gây viêm màng não

Theo Trí Thức Trẻ

bệnh trẻ em

viêm màng não

Bệnh thủy đậu


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.