Bác sĩ nói bé gái "hai quả thận đầy đá" vì mẹ ham bổ sung dinh dưỡng theo cách này

Nghĩ rằng tăng thêm 1-2 thìa sẽ giúp con thêm chất dinh dưỡng, mau lớn, mẹ trẻ không ngờ con lại bị sỏi thận nặng.

Nghĩ rằng tăng thêm 1-2 thìa sẽ giúp con thêm chất dinh dưỡng, mau lớn, mẹ trẻ không ngờ con lại bị sỏi thận  nặng.

Hệ tiêu hóa của trẻ nhỏ còn non nớt nên chỉ cần một sai lầm rất nhỏ trong ăn uống cũng có thể khiến bé mắc các bệnh của những người trưởng thành mà không ai ngờ tới.

Kobayashi - cô bé 2 tuổi người Trung Quốc được chẩn đoán mắc sỏi thận, thậm chí là ở giai đoạn khá nặng, trong thận em chứa rất nhiều những viên đá nhỏ và nguyên nhân khiến cô bé gặp tình trạng trên thực sự sẽ khiến nhiều bà mẹ giật mình.

Kobayashi được chẩn đoán mắc sỏi thận khi mới 2 tuổi.

Được biết, mẹ của Kobayashi bán hàng tạp hóa nên công việc rất bận rộn không có nhiều thời gian quan tâm đến các bữa ăn của con. Vì thế, khi pha sữa bột ăn ngoài cho con, mẹ của Kobayashi thường cho thêm 1-2 thìa nữa vào nước với ý nghĩ pha đặc một chút sẽ tăng thêm chất dinh dưỡng, con mau lớn. Đặc biệt, thấy con gái càng ngày càng béo khỏe, mẹ của Kobayashi có cảm giác hoàn toàn yên tâm vào cách cho con ăn của mình.

Mỗi lần pha sữa cho con, mẹ của Kobayashi thường cho thêm 1-2 thìa cho đặc, nhiều chất dinh dưỡng. (Ảnh minh họa)

Tuy nhiên, khoảng thời gian gần đây, bé Kobayashi hay bị sốt cao, lặp đi lặp lại. Đến lần thứ ba, em được mẹ cho nhập viện để kiểm tra. Lúc này, sau khi kiểm tra kĩ càng, các bác sĩ cho biết Kobayashi bị sỏi thận nặng, "Hai quả thận đầy đá", bác sĩ nói, "đó là lý do khiến cho cô bé 2 tuổi bị sốt lặp đi lặp lại".

Sau khi trao đổi với gia đình, các bác sĩ nhận định việc tăng lượng bột khi pha sữa cho con chính là nguyên nhân gốc rễ khiến cho bé Kobayashi mắc sỏi thận. Lúc này, mẹ của Kobayashi mới ngã ngửa, ân hận vô cùng vì sự thiếu hiểu biết của mình.

Bác sĩ cũng lên tiếng cảnh báo các bậc cha mẹ không nên pha sữa quá đặc, hoặc quá nhiều nước mà nên pha đúng theo tỉ lệ công thức được hướng dẫn. Không được tự ý thay đổi liều lượng hoặc cách pha sữa vì tất cả những cách như vậy đều có hại cho trẻ.

Ngoài việc pha sữa quá đặc hoặc quá lỏng, những cách làm sau cũng khiến trẻ mắc bệnh:

- Dùng nước máy để pha sữa

Trong mọi trường hợp không thể dùng nước máy để pha sữa cho trẻ nhỏ. Có thể dùng nước tinh khiết đóng chai nhưng nguồn nước phải đảm bảo chất lượng, không để dưới ánh nắng mặt trời.

- Chuẩn bị sẵn sữa để dùng sau

Sữa nên được pha ngay trước khi sử dụng, để lâu sẽ làm mất chất dinh dưỡng trong sữa. Nếu bạn có kế hoạch đưa bé ra ngoài chơi, hãy chuẩn bị sẵn sữa bột, và nước trong bình giữ nhiệt. Khi nào bé cần ăn thì chỉ cần pha sữa với nước và cho bé ăn ngay lúc đó.

- Làm nóng sữa trong lò vi sóng

Những chai sữa để hâm nóng trong lò vi sóng có thể gây hại cho trẻ nhỏ. Nhiệt độ sữa cao (thường do được hâm ở nhiệt độ cao trong lò vi sóng) dễ gây bỏng miệng và họng của trẻ. Không những vậy, hơi nước tích tụ trong bình sửa có thể gây nổ do có các khí phóng xạ bên trong.

- Pha sữa cho con bằng nước rau và nước hoa quả

Trái cây là nguồn cung cấp vitamin và khoáng chất cho cơ thể, đặc biệt là vitamin C giúp hấp thu tốt chất sắt có trong sữa và thực phẩm, tăng cường quá trình tạo máu của cơ thể nhất là trẻ nhỏ. Tuy nhiên, nước trái cây hoàn toàn không thích hợp dùng để pha sữa vì trong nước trái cây có chứa nhiều vitamin C và một số acid hữu cơ. Các chất này sẽ làm vón casein (một loại protein chính trong sữa) dễ làm trẻ khó tiêu và đầy bụng.

Còn về nước luộc rau, theo khuyến cáo của các chuyên gia dinh dưỡng, rất nhiều trường hợp trẻ phải nhập viện vì tím tái, ngạt thở sau khi được mẹ dùng nước rau luộc pha sữa.

Theo khám phá


bệnh sỏi thận

bổ sung chất dinh dưỡng

sỏi thận


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.