Bảo vệ trẻ khỏi “sát thủ” viêm não mô cầu

Xuất hiện lẻ tẻ và ít khi bùng phát thành dịch, nhưng viêm não mô cầu được đánh giá là căn bệnh gây nguy hiểm cao.

Xuất hiện lẻ tẻ và ít khi bùng phát thành dịch, nhưng viêm não mô cầu được đánh giá là căn bệnh gây nguy hiểm cao, bởi diễn tiến nhanh và tỷ lệ tử vong cao. Bệnh lây truyền qua đường hô hấp với các triệu chứng phổ biến như sốt, biếng ăn, bỏ bú, phát ban đỏ... 

1/ Não mô cầu là gì?

Vi khuẩn gây bệnh viêm não mô cầu có tên khoa học Neisseria meningitidis, còn gọi là khuẩn màng não cầu, gồm có 13 nhóm huyết thanh ký hiệu theo bảng chữ cái A, B, C. Trong đó, nhóm A, B, C, Y, W-135 là các nhóm thường gây bệnh nhất, còn lại đa số chỉ gây bệnh riêng rẽ và lây từ người thường qua người bệnh.

Não mô cầu có thể gây nhiều bệnh, nhưng thường gặp và nguy hiểm nhất là viêm màng não và nhiễm trùng huyết. So với viêm màng não, nhiễm trùng huyết thường ít gặp hơn nhưng lại gây biến chứng nặng và nguy hiểm hơn. Ở trẻ em, tỷ lệ tử vong nếu không được điều trị khoảng 50%.

Nếu được điều trị sớm, tỷ lệ tử vong cũng khá cao, còn khoảng 5-10%. 10-15% trường hợp có thể qua khỏi nhưng vẫn gặp biến chứng nặng nề như điếc, liệt, động kinh…

2/ Triệu chứng của bệnh

Nếu nhận thấy một trong những triệu chứng sau, mẹ nên nhanh chóng đưa bé đến bệnh viện để kiểm tra và điều trị.

– Triệu chứng toàn thân: sốt, mệt mỏi, đau nhức cơ, đau đầu, nôn ói, biếng ăn

– Triệu chứng ở da: 50% các trường hợp nhiễm bệnh sẽ hình thành vết ban đỏ ở da. Ban đầu là dạng ban hồng, sẽ biến mất khi ấn tay vào. Sau đó, nhanh chóng xuất hiện vết ban tím, ban dạng xuất huyết, không biến mất khi ấn tay vào.

– Triệu chứng thần kinh: sợ ánh sáng, thóp phồng, cứng cổ, lơ mơ, co giật, hôn mê.

viem-nao-mo-cau-blogtamsuvn (1)

– Sốc: Bệnh nhân có thể bị sốc với diễn tiến rất nhanh, với các biểu hiện như mạch nhanh, nhẹ, tay chân lạnh, hạ huyết áp, có thể tử vong trong khoảng 12-48 giờ đầu tiên.

3/ Viêm não mô cầu, phòng làm sao ?

– Phòng bệnh qua đường hô hấp:

Giữ gìn vệ sinh cá nhân: Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, súc miệng bằng các dung dịch sát khuẩn

Vệ sinh môi trường xung quanh, nơi ở sạch sẽ, thông thoáng

Giữ ấm cơ thể, tránh nhiễm lạnh

– Trường hợp tiếp xúc với bệnh nhân:

Khuẩn màng não cầu thường chỉ truyền từ người này qua người khác qua đường tiếp xúc gần, kéo dài thường xuyên hoặc tiếp xúc thân mật. Vì vậy, hầu hết những trường hợp bạn học, đồng nghiệm thường không cần tiêm vắc-xin. Với những người tiếp xúc gần gũi (sống chung, dùng chung đồ dùng) trước khi bệnh nhân phát bệnh 7 ngày cần tiêm phòng kháng sinh dự phòng.

– Tiêm vắc-xin phòng bệnh: Tiêm phòng cho trẻ là cách tốt nhất để bảo vệ trẻ em khỏi nguy cơ viêm não mô cầu. Hiện có 2 loại vắc-xin ngừa khuẩn màng não cầu:

Vắc-xin ngừa não mô cầu nhóm B+C: Tiêm phòng cho trẻ từ 3 tháng tuổi, tiêm 2 liều cách nhau từ 6-8 tuần và không cần tiêm nhắc lại.

Vắc-xin ngừa não mô cầu nhóm A+C: Tiêm phòng cho trẻ từ 24 tháng tuổi, tiêm 1 liều và nhắc lại mỗi 3 năm/ lần. Vắc-xin này nằm trong chương trình tiêm chủng mở rộng cho trẻ, nhưng thuộc nhóm không bắt buộc và phải trả thêm chi phí.

Theo SKĐS


viêm não mô cầu

sốt


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.