Bé trai 7 tuổi đột ngột đau bụng, người lớn không để ý, vài tiếng sau bi kịch xảy ra

Đôi khi cuộc sống bận rộn vất vả khiến bạn xem nhẹ những dấu hiệu không khỏe tưởng như bình thường của con trẻ. Vốn chỉ nghĩ con mình bị đau bụng thông thường mà người mẹ này đã hối hận cả đời.

Đôi khi cuộc sống bận rộn vất vả khiến bạn xem nhẹ những dấu hiệu không khỏe tưởng như bình thường của con trẻ. Vốn chỉ nghĩ con mình bị đau bụng thông thường mà người mẹ này đã hối hận cả đời.

Theo trang tin Xwtoutiao của Trung Quốc đưa tin, một buổi chiều tháng 3/2017, mẹ của Quân Quân đang tất bật với công việc thì bất ngờ nhận được điện thoại của giáo viên. Cô nói rằng Quân Quân đang đau bụng dữ dội, và mẹ cần đến trường đón cháu về hoặc đưa đến bệnh viện kiểm tra gấp. Nghe tin, mẹ Quân Quân vô cùng lo lắng, chạy ngay trường đón Quân Quân và đưa cậu bé vào bệnh viện. Sau khi kiểm tra, bác sĩ nói rằng có thể hệ thống tiêu hóa của Quân Quân không tốt, cho men vi sinh để cải thiện sự cân bằng của hệ vi khuẩn đường ruột và cho bé về nhà. Về đến nhà, Quân Quân uống men vi sinh liền cảm thấy không còn đau nữa và tiếp tục chơi đùa. Mẹ nhìn thấy vậy cũng thở phào nhẹ nhõm phần nào.

Bé trai 7 tuổi đột ngột đau bụng, người lớn không để ý, vài tiếng sau bi kịch xảy ra - Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Tuy nhiên, sau khi ăn cơm tối xong, Quân Quân đột nhiên đau bụng lại lần nữa nhưng đau hơn rất nhiều, cả người toát mồ hôi, tay chân lạnh và ngã quỵ xuống đất. Mẹ bé sợ hãi không ngừng, ngay lập tức gọi cấp cứu và đưa Quân Quân đến bệnh viện gần nhà. Thật không may, trên đường đi, Quân Quân đã qua đời. Không chấp nhận được sự thật này, mẹ Quân Quân gào khóc với bác sĩ rằng con cô ấy chỉ bị khó tiêu thôi thì làm sao mất mạng oan uổng như thế? Cuối cùng, mẹ Quân Quân chấp nhận đau buồn, chọn cách khám nghiệm tử thi con trai để biết được nguyên nhân cái chết. Qua đó cũng muốn nhắc nhở các bậc phụ huynh để không gặp phải trường hợp đáng tiếc như Quân Quân. Theo kết quả cho biết, hóa ra hội chứng tắc ruột đã cướp mất sinh mạng của cậu bé. Do không xử lý kịp thời đã dẫn đến biến chứng không thể nào cứu được.

Bé trai 7 tuổi đột ngột đau bụng, người lớn không để ý, vài tiếng sau bi kịch xảy ra - Ảnh 2.

Hội chứng tắc ruột có thể dẫn đến tử vong (Ảnh: Internet)

Vậy hội chứng tắc ruột là gì? Mọi người đã hiểu gì về bệnh lý này?

Tắc ruột là tình trạng ngừng trệ hoàn toàn sự lưu thông của hơi và các chất chứa trong lòng ruột. Tắc ruột là một hội chứng chứ không phải là một bệnh lý riêng biệt. Tắc ruột bao gồm 2 loại chính là tắc ruột cơ năng và tắc ruột cơ học. Đây là loại cấp cứu ngoại khoa thường gặp ở người già và trẻ nhỏ, có thể gây mất nước và điện giải do nôn, hạ huyết áp, trụy mạch sớm, tính mạng bị đe dọa.

Bé trai 7 tuổi đột ngột đau bụng, người lớn không để ý, vài tiếng sau bi kịch xảy ra - Ảnh 3.

Nếu không xử lý kịp thời, bệnh tình sẽ có biến chứng (Ảnh: Internet)

Bên cạnh đó, đây là loại bệnh khó chẩn đoán, dễ tử vong. Theo PGS-TS Triều Triều Dương - Chủ nhiệm khoa Ngoại nhân dân, BV TƯ Quân đội 108, tắc ruột do bã thức ăn còn gọi u bã thức ăn đường tiêu hóa, có thể gặp ở mọi lứa tuổi, nhưng xu hướng tăng nhiều ở trẻ em tuổi học đường và bệnh nhân cao tuổi. Vì triệu chứng lâm sàng thường không đặc hiệu, bệnh diễn biến tăng dần nên việc chẩn đoán còn gặp nhiều khó khăn, thầy thuốc quan tâm thăm khám và phân tích tỉ mỉ bệnh sử, tiền sử bệnh sẽ tránh bỏ sót tổn thương. Đặc điểm trẻ nhỏ và người già nếu không được xử lý phẫu thuật kịp thời dễ dẫn đến các biến chứng nặng như vỡ - thủng, hoại tử ruột, viêm phúc mạc... và xuất huyết.

Ngoài ra, bác sĩ Trương Thanh Tùng - khoa Ngoại chung, BV 354 cũng cho biết, phần lớn các trường hợp dấu hiệu tắc ruột không điển hình, lúc tắc hoàn toàn, có lúc lại không. Do vậy, bệnh nhân thường đến viện muộn (sau 24-72 giờ), với biến chứng nặng, cục bã thức ăn đã nút chặt lòng ruột non.

Để dự phòng nguy cơ tạo khối bã thức ăn đường tiêu hóa nói chung và đặc biệt đối với trẻ nhỏ, không cho trẻ nuốt kẹo caosu. Thức ăn phải nấu chín, ninh nhừ. Khi ăn phải nhai kỹ, không ăn quá nhanh hoặc nuốt chửng, thức ăn không quá nhiều rau quả có tanin và hàm lượng chất xơ cao, nhất là những người có tiền sử bệnh lý răng miệng, bệnh đường tiêu hoá hay đã phẫu thuật dạ dày, ruột...

Cùng tìm hiểu để tránh trường hợp đáng tiếc xảy ra với người thân và con trẻ nhé mọi người!


Theo Trí Thức Trẻ

bệnh trẻ em

tắc ruột

đau bụng


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.