Bệnh từ miệng mà ra: 7 điều bạn nên làm ngay để ung thư "không còn đất nảy mầm"

Bệnh từ miệng mà ra là câu nói đã quá quen thuộc, ăn thế nào để tốt cho sức khỏe, hạn chế bệnh tật là việc ai cũng nên lưu ý. Sau đây là 7 cách ngăn chặn ung thư bạn nên tham khảo.

Bệnh từ miệng mà ra là câu nói đã quá quen thuộc, ăn thế nào để tốt cho sức khỏe, hạn chế bệnh tật là việc ai cũng nên lưu ý. Sau đây là 7 cách ngăn chặn bệnh ung thư  bạn nên tham khảo.

Một báo cáo khoa học được công bố trên tạp chí Nature Communications của Mỹ cho thấy, việc điều chỉnh chế độ ăn uống có thể làm giảm nguy cơ mắc một số bệnh ung thư. Khoảng hơn 1 nửa số bệnh ung thư chủ yếu là do nguyên nhân ăn uống gây ra, và vì vậy nó có thể được ngăn chặn nhờ những nguyên tắc trong cuộc sống hàng ngày.

Một trong những lý do có thể sản sinh ra các mầm bệnh trong cơ thể chính là thói quen ăn quá nhiều đường, ăn khi thực phẩm còn ở nhiệt độ quá cao (vừa nấu vừa ăn, ăn nóng)...

Ăn lại các món ăn thừa để qua đêm, thực phẩm đã biến chất thành nitrit, thức ăn ngâm tẩm, nhiều muối quá mức, thực phẩm xông khói, thức ăn chiên rán, uống rượu quá nhiều, thức ăn nấm mốc, khói bếp,… đều là những yếu tố tiềm ẩn nguy cơ gây ung thư tương ứng.

Bệnh từ miệng mà ra: 7 điều bạn nên làm ngay để ung thư không còn đất nảy mầm - Ảnh 1.

Làm thế nào để có thói quen ăn uống lành mạnh và ngăn ngừa được ung thư?

Mặc dù đã có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, một số thành phần chứa trong thức ăn có nguồn gốc thực vật có vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa bệnh ung thư, nhưng các nghiên cứu đó lại không giới thiệu bất kỳ một loại thực phẩm chống ung thư nào cụ thể hay duy nhất.

Các nghiên cứu khuyến khích bạn nên ăn nhiều hơn 2/3 số thực phẩm có nguồn gốc từ rau xanh, hoa quả, ngũ cốc nguyên hạt và đậu. Nên nhớ rằng, không có một loại thức ăn duy nhất nào có thể bảo vệ con người khỏi bệnh ung thư.

Sau đây là những cách ăn uống được cho là tối ưu nhất để phòng bệnh, chúng ta có thể tham khảo để áp dụng hiệu quả hơn.

1, Nên ăn nhiều hơn các loại rau tươi, rau sống

Nếu bạn đảm bảo rằng bạn đang có những thực phẩm thật sự an toàn (sạch) thì bạn nên nghĩ đến việc ăn theo cách tươi sống và tự nhiên nhất. Các loại rau củ quả tươi vốn có hương vị phù hợp để ăn sống, vì thế, điều bạn cần nhớ chính là phải nhai thật kỹ, để cho các chất phòng chống ung thư có thể được giải phóng và tiêu hóa, hấp thụ hết, ví dụ như tỏi, cà chua là một sự lựa chọn tốt.

Tất nhiên, thực phẩm dùng để ăn sống bạn cần đảm bảo nó là thực phẩm an toàn và rửa sạch trước khi ăn.

Riêng đối với những món rau củ quả có màu xanh đậm hoặc màu cam đậm, thì bạn có thể nấu chín hoặc làm nóng để ăn sẽ có lợi hơn cho sự hấp thụ carotenoids.

Đặc biệt là những loại rau có kết cấu chắc chắn hơn, rất khó để giải phóng hoàn toàn các chất dinh dưỡng và các thành phần có tác dụng chăm sóc sức khỏe nếu chúng được ăn sống. Vì thế, tùy từng món có thể lựa chọn cách ăn sống hoặc nấu chín.

Bệnh từ miệng mà ra: 7 điều bạn nên làm ngay để ung thư không còn đất nảy mầm - Ảnh 2.

2. Nên ăn Rau củ quả/Đạm động vật với tỉ lệ 2: 1 (2 phần rau, 1 phần thịt)

Đây là nguyên tắc, công thức ăn uống lành mạnh được đề xuất bởi Viện Nghiên cứu Ung thư Hoa Kỳ, (American Institute for Cancer Research). Trong bữa ăn chính, bạn nên ăn ít nhất 2/3 lượng thức ăn là rau củ quả, trong khi đó, những thực phẩm từ chất đạm có nguồn gốc từ động vật (thịt/cá/trứng…) chỉ nên chiếm tối đa không quá 1/3 lượng thực ăn.

Trong khi ăn rau, bạn cũng nên lựa chọn những loại rau củ quả có màu sẫm, tối, bởi vì những loại rau củ quả này sẽ chứa nhiều chất có tác dụng phòng ngừa ung thư cao hơn. Không những thế, màu sắc càng sẫm, chất dinh dưỡng càng nhiều, bao gồm màu xanh sẫm, đỏ sẫm hoặc cam sẫm.

Ngoài việc bổ dưỡng, chúng còn có thể giúp bạn duy trì trọng lượng cơ thể khỏe mạnh, trong khi béo phì thường là một yếu tố quan trọng có thể dẫn đến nhiều bệnh ung thư.

Bệnh từ miệng mà ra: 7 điều bạn nên làm ngay để ung thư không còn đất nảy mầm - Ảnh 3.

3, Nên ăn tỏi, hành, gừng nhiều hơn

Các chuyên gia chỉ ra rằng, chất allicin có tác dụng chống oxy hóa và có thể làm giảm hàm lượng nitrit gây ung thư trong cơ thể con người. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những người thường xuyên ăn tỏi có thể làm giảm nguy cơ phát triển  Ung thư dạ dày khoảng 60%.

Tỏi chỉ có thể sinh ra allicin khi nó được nghiền nát (đập dập, giã nhỏ) dưới sự kết hợp và tiếp xúc hoàn toàn với oxy, nhưng lại rất không ổn định, nếu gặp nhiệt độ nóng sẽ bị mất tác dụng. Vì vậy, tốt nhất là nghiền tỏi để ăn tươi sống hoặc trộng tỏi vào các món ăn.

Bệnh từ miệng mà ra: 7 điều bạn nên làm ngay để ung thư không còn đất nảy mầm - Ảnh 4.

4, Nên ăn nhiều thịt gà, cá

Những loại thịt từ động vật 4 chân như thịt lợn, thịt dê và thịt bò… thông thường được gọi chung là thịt đỏ, chúng thực sự ngon, hấp dẫn khẩu vị, nhưng nếu chúng ta ăn quá nhiều có thể làm tăng nguy cơ ung thư.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người ăn nhiều thịt đỏ có nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi cao hơn 16%, ăn quá nhiều thịt đỏ có thể làm tăng nguy cơ ung thư vú ở nữ giới lên 22%.

Bệnh từ miệng mà ra: 7 điều bạn nên làm ngay để ung thư không còn đất nảy mầm - Ảnh 5.

5, Nên ăn ngũ cốc thô mỗi ngày

Hạt ngũ cốc thô các loại là thành phần thực phẩm quan trọng cho cơ thể, tốt nhất bạn nên bố trí ăn thêm vào bữa tối. Thông thường, tần suất ăn uống ngũ cốc thích hợp nhất là 2 ngày/ lần, người mắc các bệnh tam cao (huyết áp, tiểu đường, mỡ máu) thì có thể ăn 2 lần/ngày.

Nghiên cứu cho thấy, nếu bổ sung chế độ ăn uống với 6 loại hạt thô và 4 loại hạt mịn là thích hợp nhất. Về dinh dưỡng, thay vì chế độ ăn ngô, kê và đậu thành các bữa ăn riêng lẻ, bạn còn có thể trộn chúng theo tỷ lệ 1: 1: 2 sẽ tốt hơn rất nhiều (1 ngô, 1 kê, 2 đậu).

Thịt và trứng là những "đối tác" tốt nhất để kết hợp với ngũ cốc thô và có thể đóng vai trò quan trọng trong việc bổ sung dinh dưỡng.

Bệnh từ miệng mà ra: 7 điều bạn nên làm ngay để ung thư không còn đất nảy mầm - Ảnh 6.

6, Mỗi một miếng thức ăn cho vào miệng, nên nhai khoảng 30 lần

Các cuộc điều tra đã chứng minh rằng, những người ăn uống vội vã (nhai ít, nuốt nhanh) đều rất có khả năng bị ung thư dạ dày với tỉ lệ khá cao. Ngược lại, người có thói quen ăn chậm nhai kỹ có thể làm giảm gánh nặng trên đường tiêu hóa và giảm nguy cơ ung thư các bộ phận thuộc đường tiêu hóa.

Bên cạnh đó, một nghiên cứu của trường Đại học Georgia (Mỹ) đã phát hiện ra rằng, nước bọt có một "mối đe dọa" lớn như là một chất "tiêu độc" với hiệu ứng mạnh mẽ, có thể làm cho chất aflatoxin – thủ phạm dẫn đến ung thư gan gần như hoàn toàn biến mất trong 30 giây.

Vì vậy, nếu tính tốc độ nhai của bạn là 1 nhai/giây, thì mỗi miếng mà bạn ăn vào miệng nên nhai khoảng 30 lần, tương đương 30 giây, cách nhai này có tác dụng chống ung thư như lý giải ở trên.

Theo Trí thức trẻ


ung thư

bệnh ung thư

thực phẩm

ung thư dạ dày


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.