Béo phì do nơi sống

Bạn có biết môi trường sống liên quan đến chỉ số cân nặng của con người?

>> Con của bạn có bị thừa cân béo phì?

>> Bệnh béo phì gia tăng ở trẻ em

Theo một nghiên cứu mới, năm 2008, tỷ lệ người thừa cân và béo phì trên toàn thế giới là 33%. Các chuyên gia dự tính, nếu thế giới không tăng cường các biện pháp tích cực, đến năm 2030, tỉ lệ này sẽ là 57,8%.

Số liệu của FAO cho thấy, năm 1990, tỷ lệ béo phì ở khu vực thành thị Việt Nam là 1, 57% tăng 4 lần so với năm 1985. Năm 2000, cuộc tổng điều tra dinh dưỡng toàn quốc chỉ ra tỷ lệ thừa cân ở người trong độ tuổi từ 45 đến 49 là 16,4%, trong đó Tp.HCM, Hà Nội là hai khu vực đáng báo động nhất.

Điều đó cho thấy khu vực sống có liên quan đến cân nặng của người dân và sự ảnh hưởng đó không chỉ diễn ra trên khu vực địa lý lớn. Ngay trong một thành phố cũng có sự khác biệt. Mời các bạn cùng tìm hiểu.

Khu cao cấp

Cơ sở hạ tầng tốt, công viên, lối đi rộng rãi, được trang bị các tiện ích sức khỏe cao cấp: bể bơi, sân tennis...là đặc điểm của khu dân cư này. Chúng đã góp phần giúp cư dân ở đây có được thể trạng tốt và một cơ thể cân đối hơn.

Vào các buổi chiều, nếu có cơ hội đi ngang qua nơi này, bạn sẽ thấy từng nhóm người thong thả dạo bộ, đạp xe trên những con đường nội bộ rợp bóng cây xanh. Các trung tâm thể thao, khu vực bể bơi, sân tennis ở đây lúc nào cũng có hội viên chăm chỉ rèn luyện thể lực. Cách một quãng, bạn sẽ bắt gặp một khu công viên mà ít khi nào vắng bóng lũ trẻ đang chơi đùa và những người lớn tuổi vận động cho dãn gân dãn cốt. Đó là cách người dân nơi đây kiểm soát sức khỏe và cân nặng của mình.

Trong hẻm

Nhiều người không thích mua nhà trong hẻm. Lý do: Đường vòng vèo, nhỏ hẹp.

Thế nhưng, chính cái bất tiện ấy lại tạo điều kiện để người dân vận động và giảm cân. Nhà nhỏ, hẻm nhỏ, chật chội và đông đúc sẽ khiến bạn chỉ có can đảm dắt xe ra khỏi nhà khi thật sự cần thiết.

Do đó, nếu muốn mua một món đồ ở tiệm tạp hóa cách nhà vài trăm mét hoặc ở đầu ngõ, bạn sẽ chọn giải pháp thả bộ.

Nhà mặt phố

Bên cạnh những tiện ích dễ nhận thấy, những căn nhà phố đang khiến chủ nhân của chúng đối mặt với nguy cơ béo phì. Nguyên nhân:

Việc chiếm dụng lề đường làm nơi buôn bán, giữ xe khiến người dân nơi đây không có cơ hội đi bộ. Chị Thu Minh, sống tại Q.5. TP.HCM, cho biết chị thường tranh thủ mua hàng trên đường về, ngay cả khi cửa hàng ở cách nhà vài trăm mét.

Không có cảnh tối lửa tắt đèn có nhau, ở đây, người nào biết nhà người nấy, nhiều khi chẳng biết tên hàng xóm cạnh nhà. Do đó, việc qua lại, thăm hỏi nhau cũng là chuyện hiếm. Nghĩa là, bạn sẽ ở trong nhà nhiều hơn, xem ti-vi nhiều hơn và lên cân nhiều hơn.

Khu bình dân

Ngõ cụt, nhà cửa san sát, không công viên, không lối đi bộ...người dân làm gì có cơ hội để được "động tay động chân"? Bên cạnh đó, dân cư ở những khu vực này phần lớn là tiểu thương, công việc của họ đòi hỏi phải ngồi một chỗ suốt ngày nên cơ hội béo phì khá cao.

Chỉ cần bước ra khỏi nhà, bạn lập tức lọt thỏm giữa một rừng dịch vụ, sẵn sàng đáp ứng mọi nhu cầu. Tuy nhiên, chính mật độ hàng quán dày đặc đã góp phần tạo điều kiện tích tụ chất béo trong cơ thể của người dân nơi đây.

Theo



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.