“Bỏ ống” canxi

Bổ sung canxi được coi là biện pháp quan trọng để phòng tránh các bệnh lý xương khớp, đặc biệt là loãng xương. Việc này không nên đợi đến tuổi già, mà phải bắt đầu ở mọi độ tuổi nhằm xây đắp cho cơ thể một hệ thống xương khớp vững chắc ngay từ khi còn nhỏ.

Bổ sung canxi được coi là biệnpháp quan trọng để phòng tránh các bệnh lý xương khớp, đặc biệt là loãng xương.Việc này không nên đợi đến tuổi già, mà phải bắt đầu ở mọi độ tuổi nhằm xây đắpcho cơ thể một hệ thống xương khớp vững chắc ngay từ khi còn nhỏ.

Sữa không chống được loãngxương

Lượng canxi cần được cung ứnghàng ngày cho cơ thể vào khoảng 1.200mg/ngày. Do bữa ăn truyền thống của ngườiViệt Nam hàng ngày thường chỉ đáp ứng hơn 500mg canxi, nên cần bổ sung canxiqua: sữa và các chế phẩm từ sữa (như sữa chua, sữa bột, bánh kẹo sữa...); bánhcó canxi; canxi D 1 viên/ngày (hàm lượng 500mg/viên canxi và 400UI vitamin D).Khi mắc thêm bệnh tật khác, nhu cầu canxi sẽ cao hơn.

“Bỏ ống” canxi

Sữa không chống được loãng xương

Sự hấp thu canxi cũng phụ thuộcvào sinh tố D. Sự chuyển hoá dưới da của sinh tố D3 giúp hấp thu canxi hữu hiệu,do đó người bị loãng xương nên phơi nắng mỗi sáng, đi dạo ngoài trời hàng ngày.

Cần lưu ý là sữa không chống đượcloãng xương, không phải thuốc điều trị loãng xương như thường được quảng cáo đạitrà.

Càng sớm càng tốt

Ở độ tuổi 10 – 20: mọingười nên nghĩ đến việc “bỏ ống” chất canxi để dành cho tới tuổi 30 và sau đóxài dần cho tới mãn đời. Càng để dành nhiều canxi lúc trẻ, càng ít rủi ro bịloãng xương khi về già. Ăn uống dinh dưỡng đầy đủ, phối hợp vận động thân thểqua các hình thức thể dục, thể thao ngay từ khi còn nhỏ, không chỉ tạo ra mộtthân thể cường tráng mà còn đạt được mục tiêu xa là phòng chống loãng xương lúcvề già, giúp chất lượng cuộc sống khi đã cao tuổi được tốt.

“Bỏ ống” canxi

Thái cực quyền với vũ đạo nhẹ nhàng rất phù hợp cho người cao tuổi

Cần ăn nhiều thức ăn chứa hàmlượng canxi cao như: rau xanh, brocoli, các loại hạt; sử dụng sữa, sữa chua,phômai và các chế phẩm từ sữa...; các loại cá nguyên xương, tôm, tép... Phụ nữtrong độ tuổi này nên quan tâm theo dõi xem kinh nguyệt có đều đặn, thăm khámbác sĩ sản phụ khoa khi thấy dấu hiệu bất thường để điều chỉnh kịp thời. Phụ nữđang có kinh thường không bị loãng xương.

Giữa 20 – 30 tuổi: xươngngày càng cứng chắc, vẫn duy trì chế độ tập luyện thể dục thể thao vừa phải, đềuđặn và kết hợp dinh dưỡng hợp lý để phòng chống loãng xương. Từ tuổi 35, khốilượng xương bắt đầu giảm.

“Bỏ ống” canxi

Phụ nữ sau mãn kinh (quanh 47tuổi ở Việt Nam), càng nên quan tâm phòng chống loãng xương. Nên duy trì thườngxuyên việc sinh hoạt thể dục thể thao nhưng nhẹ nhàng hơn trước, kết hợp dinhdưỡng hợp lý với thức ăn giàu canxi, ít đạm, ít muối và giàu chất xơ hơn. Nênnghĩ đến việc đo tỷ trọng xương để theo dõi làm mốc quyết định phòng ngừa vàđiều trị. Nên nhớ, phụ nữ sau mãn kinh có thể mất 1 – 6% khối lượng xương hàngnăm, gia tăng rủi ro loãng xương và gãy xương. Ở nam giới thì bệnh loãng xươngđến muộn hơn: 65 – 70 tuổi.

Khi tuổi đã cao: tập thểdục thể thao cần thay đổi sao cho sự vận động nhẹ nhàng hơn. Tập đều đặn hàngngày là yếu tố quan trọng trong phòng ngừa loãng xương. Việc tập luyện nhằm giữsức mạnh và độ chịu lực của cơ bắp, xương, khớp, dây chằng. Tập luyện cũng giúpcơ thể giữ thăng bằng tốt và duy trì sự dẻo dai, độ phản xạ, phòng tránh trượtté. Nên tập các môn thể thao nhẹ nhàng như đi bộ, chạy bộ, các môn thể thao ítdùng lực như cầu lông, bơi lội, bóng bàn. Môn thái cực quyền rất tốt với cácthao tác vũ đạo nhẹ nhàng.

Nếu tập yoga, phải được hướng dẫnbởi người có am hiểu y học, chọn lọc các tư thế không cầu kỳ. Nên nhớ tư thếyoga phải chiều theo cơ thể tuổi già chứ không nên cố thực hiện các tư thế cầukỳ lạ mắt. Phải tránh hẳn những tư thế không hợp lý như trồng chuối, đá chân lênđầu, bật lên xuống trên giường, bẻ nắn xương sống lưng hay thắt lưng, vặn vẹoxoay người quá mức...

Không có gì vô lý cho bằng bắtcột sống cổ chịu lực thân thể và hai chân gấp mười hay hai mươi lần bình thườngkhi cố trồng chuối ở tuổi 60! Đã xảy ra những trường hợp bong gân nặng, gãy trậtcột sống cổ, liệt tứ chi và bí tiểu dẫn đến tử vong do tập sai tư thế.

Loãng xương không đơn giản là vấnđề cá nhân mà là vấn đề lớn của cộng đồng. Mỗi người trong chúng ta nên góp phầnphòng trị từ nhỏ: thay đổi thói quen xấu, phòng ngừa trượt té, tập thể dục thểthao thường xuyên. Việc quan tâm giúp nhau hiểu hơn vấn đề phòng chống loãngxương cũng là thái độ tích cực giúp bản thân, gia đình và cộng đồng sống an vui,chất lượng sống cao ở tuổi già.

Theo PGS.TS.BS Võ VănThành
SGTT



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.