Bú mẹ suốt ngày nhưng bé 18 ngày tuổi vẫn chết đói: Nguyên nhân không ai ngờ tới

Một bà mẹ ở Mỹ liên tục cho con bú sữa mẹ ngay từ khi bé mới chào đời nhưng 18 ngày sau lại đau đớn chứng kiến con qua đời vì quá đói. Một câu chuyện đầy xót xa!

Một bà mẹ ở Mỹ liên tục cho con bú sữa mẹ ngay từ khi bé mới chào đời nhưng 18 ngày sau lại đau đớn chứng kiến con qua đời vì quá đói. Một câu chuyện đầy xót xa!

Cậu bé 18 ngày tuổi chết đói vì mẹ không đủ sữa cho bú

Cũng giống như các cặp bố mẹ khác, trong suốt thời gian thiên thần nhỏ bé đang lớn dần trong bụng, chị Jillian Johnson và chồng ở California, Mỹ đã đọc rất nhiều sách hướng dẫn chăm sóc trẻ, tham dự nhiều khóa học tiền sản.

Ngoài ra, họ còn chọn một bệnh viện khuyến khích nuôi con bằng sữa mẹ để sinh bé. Trên thực tế, cơ sở y tế này chỉ để trẻ ăn sữa ngoài nếu bác sĩ chỉ định.

Cuối cùng, vợ chồng Jillian đã sẵn sàng chào đón bé con nói lời chào với tất cả mọi người.

Bú mẹ suốt ngày nhưng bé 18 ngày tuổi vẫn chết đói: Nguyên nhân không ai ngờ tới - Ảnh 1.

Vợ chồng chị Jillian hạnh phúc chào đón cậu bé Landon.

Tháng 2/2012, họ ngập tràn hạnh phúc khi cậu con trai ra đời bằng phương pháp mổ và nặng 3 kg. Họ không thể ngờ chuyện gì xảy ra sau đó.

Cậu bé Landon luôn kêu đói. Và mỗi khi bị mẹ dứt ra khỏi bầu ngực là cậu bé lại khóc toáng lên.

"Landon khóc suốt ngày. Chỉ khi nào được ngậm ti, cháu mới ngừng khóc. Vì thế, tôi cho cháu ti liên lục. Khi tôi hỏi y tá tại sao con trai luôn đòi ti, cô ấy nói rằng cháu bị "bú vặt", chị Jillian nhớ lại.

Bú vặt xảy ra khi trẻ đòi bú liên tục và không theo cữ nhất định trong ngày.

Chị Jillian được chẩn đoán bị hội chứng buồng trứng đa nang, tức là nồng độ hóc-môn estrogen và progesterone trong cơ thể bị mất cân bằng. Và căn bệnh này đã ảnh hưởng tới quá trình sản xuất sữa của bà mẹ.

Bác sĩ chuyên về sữa mẹ khuyên bà mẹ trẻ chỉ nên dùng một số thảo mộc để kích thích sữa về, nhưng không hướng dẫn cho chị cho con ăn bổ sung sữa ngoài, theo Fox News.

"Tôi đã tin các bác sĩ và y tá", Jillian nghẹn ngào nhớ lại.

3 ngày sau sinh, chị được xuất viện khi vẫn đang phải bế cậu bé London luôn khóc và quấy trong vòng tay. Tất nhiên, sữa vẫn chưa về nhiều.

"Chúng tôi đưa con về nhà... mà không hề biết rằng chưa đến 12 giờ sau, cháu rơi vào trạng thái tim ngừng đập vì thiếu nước", chị Jillian kể lại.

Thấy con tím tái, bất động và không mạch đập, vợ chồng Jillian vội gọi cấp cứu. Landon phải dùng máy trợ thở và được chẩn đoán có vết thương trong não. Sau 2 tuần điều trị tại đơn vị chăm sóc tích cực, bé trai qua đời.

Bú mẹ suốt ngày nhưng bé 18 ngày tuổi vẫn chết đói: Nguyên nhân không ai ngờ tới - Ảnh 2.

Cậu bé Landon đang được hỗ trợ thở từ máy móc.

"Bạn có biết trẻ sơ sinh thường không khóc cả ngày không? Chúng chỉ khóc khi đòi ăn, đòi ngủ hay tã bỉm bị bẩn thôi. Tôi không nhận ra rằng con trai khóc vì nó đang đói", chị Jillian cho biết.

Vì thế, bà mẹ 2 con luôn sống trong dằn vặt và tự trách mình rằng: Nếu cho con một bình sữa ngoài thì giờ Landon vẫn còn sống.

"Lời khuyên tốt nhất mà tôi nhận được từ một bác sĩ ở NICU rằng dù gì sữa mẹ là tốt nhất nhưng cũng đừng ngại cho bé thêm sữa ngoài. Nếu tôi cho con ăn thêm 1 bình, cháu vẫn còn sống", chị Jillian viết trên blog cá nhân.

Giờ đây, sau 5 năm ngày mất của con trai, chị mới dần vơi đi nỗi đau để chia sẻ câu chuyện buồn mà gia đình cô đã trải qua. Bà mẹ trẻ hy vọng các phụ huynh sẽ hiểu và chú ý đến những dấu hiệu bất thường ở con nhỏ.

"Chúng ta đi học, mua và đọc đủ loại sách vở. Chúng ta nghĩ mình đã sẵn sàng. Tôi nhận ra rằng mình phải trở thành người bảo vệ số một cho con".

Lời khuyên cho những bà mẹ không đủ sữa cho con bú

Các nghiên cứu y học đều chỉ ra rằng sữa mẹ là thực phẩm hoàn hảo nhất của tự nhiên, cung cấp cho con bạn sự khởi đầu tốt nhất trong cuộc sống.

Đây là lý do tại sao tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyến cáo nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ ít nhất trong 6 tháng đầu. Khi đó, em bé sẽ được tăng cường hệ miễn dịch, tránh bị dị ứng, giảm nguy cơ bị hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS).

Học viện Nhi khoa Mỹ khuyến khích các bà mẹ nên tiếp tục cho con ăn sữa mẹ ít nhất đến 1 tuổi hoặc lâu hơn.

Nhưng với những người làm mẹ lần đầu nhưng lại gặp vấn đề về cho con bú, họ không biết tìm câu trả lời ở đâu.

Bác sĩ Jody Segrave-Daly, chuyên gia chăm sóc trẻ sơ sinh và hồi sức sơ sinh (NICU) cho biết hiện không có tài liệu nào khuyến cáo trẻ em có thể nhận được thức ăn bổ sung như cho ăn sữa ngoài bằng bình (sữa công thức hoặc sữa xin của bà mẹ khác).

Bú mẹ suốt ngày nhưng bé 18 ngày tuổi vẫn chết đói: Nguyên nhân không ai ngờ tới - Ảnh 3.

Chị Jillian Johnson không đủ sữa để cho con bú. Và trong 2 ngày, cậu bé Landon giảm gần 10% cân nặng so với lúc mới sinh.

Cậu bé được chẩn đoán bị tăng kali máu, mất nước và tim ngừng đập do sốc hypovolemic, một tình trạng trong đó chất lỏng nhanh chóng bị mất.

"Chúng tôi gọi đó là "hội chứng đêm thứ 2" vì đói. Bé bú liên tục nhưng vẫn không nhận đủ sữa từ mẹ", bác sĩ Christie del Castillo-Hegyi, nhà nghiên cứu chấn thương sọ não và các biến chứng bú sữa mẹ ở trẻ sơ sinh giải thích với CBS News.

Từng trải qua hội chứng bú vặt với chính em bé của mình, bác sĩ del Castillo-Hegyi đã dành nhiều năm nâng cao nhận thức của các bà mẹ về vấn đề này và đưa ra những dấu hiệu cảnh báo.

Trẻ sơ sinh nên được bú 2-3 tiếng/lần. Sau khi no, các bé sẽ không đòi ăn thêm nữa. Giảm cân, vàng da và nhìn sắc mặt thiếu sức sống là những dấu hiệu giúp các bà mẹ nhận ra con ăn chưa đủ lượng nếu chỉ bú mẹ.

Sức khỏe của bé sẽ biến chuyển rất nhanh, từ đó dẫn đến mất nước, hạ đường huyết và vàng da nghiêm trọng, thậm chí não bị tổn thương không có khả năng hồi phục, bác sĩ del Castillo-Hegyi giải thích.

Cách nhận biết trẻ sơ sinh bú đủ sữa mẹ

- Đảm bảo em bé được ăn từ 1-3 giờ/lần và ngủ không quá 3 tiếng giữa các bữa ăn ban ngày.

- Trẻ đi tiểu ít, dưới 6 lần/ngày, nước tiểu có màu vàng nhạt.

- Trong vài tuần đầu tiên, trẻ thường đi "ị" 2 lần hoặc nhiều hơn mỗi ngày.

- Khi cho con bú, mẹ có thể nghe thấy tiếng bé nút ti rất rõ ràng, đồng thời còn nhìn thấy sữa đang ngập trong miệng bé.

- Hai bên ngực mẹ bớt căng sữa, nhẹ nhàng và thoải mái hơn sau mỗi lần cho con bú xong.

Theo Trí thức trẻ


Trẻ sơ sinh

Sữa mẹ


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.