Cách chăm trẻ sốt xuất huyết tại nhà

Những ứng xử theo kinh nghiệm dân gian hoặc tuỳ tiện trong chăm sóc trẻ sốt xuất huyết tại nhà có thể dẫn đến những nguy hiểm cho tính mạng của trẻ.

Những ứng xử theo kinh nghiệm dân gian hoặc tuỳ tiện trong chăm sóc trẻ sốt xuấthuyết tại nhà có thể dẫn đến những nguy hiểm cho tính mạng của trẻ.

Hiện bệnh sốt xuấthuyết chưa có thuốc đặc trị nên việc chăm sóc và dinh dưỡng hợp lý tại nhà đượccoi là phương thức quan trọng nhằm nâng cao kết quả điều trị, giảm nguy cơ diễntiến nặng, đồng thời giúp trẻ sớm hồi phục.

Dấu hiệuphát hiện trẻ bệnh

Sốt xuất huyết làbệnh sốt gây ra bởi siêu vi trùng Dengue nên có tên gọi đầy đủ là sốt xuất huyếtDengue. Đây là bệnh truyền nhiễm thường gặp ở trẻ em, truyền từ người bệnh sangngười lành, qua vết đốt của muỗi vằn. Bệnh hay gặp vào mùa mưa, bắt đầu với badấu hiệu: sốt đột ngột, sốt cao, sốt liên tục. Kèm theo sốt, nhiều trẻ còn phátban, đau bụng, ói mửa,... Thể điển hình sau khi bị muỗi đốt từ 2 – 7 ngày, trẻđột ngột sốt, nhiệt độ cơ thể lên đến 39,5oC hoặc cao hơn 41oC.

Cách chăm trẻ sốt xuất huyết tại nhà

Những ứng xử theo kinh nghiệm dân gian hoặc tuỳ tiện trong chăm sóc trẻ sốt xuất huyết tại nhà có thể dẫn đến những nguy hiểm cho tính mạng của trẻ

Triệu chứng xuấthuyết biểu hiện bằng những chấm xuất huyết ở da, dạng nhỏ li ti, khi căng da vẫncòn, thường xảy ra sau khi bắt đầu sốt một vài ngày với nhiều hình thức: nôn óira máu, tiêu ra máu, chảy máu cam, chảy máu dưới da,… Cần lưu ý, xuất huyếtkhông phải là dấu hiệu bắt buộc của bệnh, bởi có trẻ tuy mang bệnh này nhưng lạihoàn toàn không có triệu chứng xuất huyết. Và dù có hoặc không triệu chứng xuấthuyết thì bệnh vẫn có thể dẫn tới một biến chứng vô cùng nguy hiểm, có thể khiếntrẻ tử vong, đó là sốc (một hội chứng gồm ba tình trạng suy giảm: giảm tri giác,giảm nhiệt độ, giảm huyết áp).

Hạ sốtđúng cách

Trẻ bệnh cần nghỉngơi, chơi, ngủ ở nơi thoáng mát, không chạy nhảy nhiều. Tránh dùng quần áo quádày, hoặc ủ kín. Trẻ đang sốt cần theo dõi nhiệt độ thường xuyên mỗi ngày hailần vào sáng, chiều và mỗi khi sốt đột ngột. Sau khi uống thuốc hạ sốt một giờ,cần đo lại nhiệt độ. Quan sát các dấu hiệu chảy máu, lượng nước tiểu, các biểuhiện bất thường, tình trạng ăn uống, chơi của trẻ. Khi hạ sốt từ ngày thứ ba trởđi phải theo dõi kỹ hơn. Nếu trẻ vẫn chơi bình thường, ăn uống được là đang hồiphục. Ngược lại, trẻ chơi kém, lừ đừ, than đau bụng nhiều hay có bất kỳ dấu hiệutrở nặng nào khác cũng cần đưa đi khám ngay.

Việc dùng thuốcphải đúng chỉ định bác sĩ. Thường các bác sĩ sẽ cho trẻ uống thuốc hạ sốtParacetamol (10 – 15mg/kg). Đặc biệt, tránh cho trẻ dùng các thuốc nhóm Aspirinevì các loại thuốc Aspirine có thể làm tăng nguy cơ chảy máu và gây một số taibiến khác. Đã có trẻ tử vong do người nhà thiếu hiểu biết, tự ý cho dùngAspirine. Khi trẻ sốt cao trên 40oC dùng thêm những phương pháp hạ nhiệt vật lýnhư lau mát, nằm phòng lạnh, để quạt, uống nước lạnh. Lau mát bằng nước ấm hoặcnước thường trong vòng 20 phút lên đầu, lên trán trẻ; đắp khăn ướt ở những vùngcó mạch máu lớn nằm sát da như nách, bẹn...

Đảm bảotrẻ ăn đủ chất

Sự chịu đựng nhiệtđộ trên 39oC trong thời gian dài sẽ dẫn đến trẻ bị mất nước và các chất điệngiải kèm theo, dẫn đến rối loạn thần kinh, thậm chí co giật. Vì vậy cho trẻ uốngnước đầy đủ là điều rất cần thiết. Có thể cho trẻ uống Oresol (chất thường dùngđể bù nước trong bệnh tiêu chảy) hoặc uống nước cam, chanh, nước khoáng, nướclọc đun sôi...

Khi mắc bệnh, trẻthường có triệu chứng ói mửa, miệng lạt không chịu ăn, dẫn đến không ăn đủ lượngthức ăn cần thiết nên dễ bị hạ đường huyết. Để đảm bảo cho trẻ ăn đủ chất, cầntiếp tục cho trẻ ăn các thức ăn hàng ngày, dễ tiêu, đầy đủ chất dinh dưỡng đểnâng cao sức đề kháng cơ thể. Nếu trẻ bị nôn ói, giảm số lượng thức ăn mỗi bữa,phải cho ăn thành nhiều bữa, ăn từ từ, tránh đầy bụng gây nôn ói. Tránh thức ănnhiều mỡ. Ăn nhiều hơn vào buổi sáng cũng giúp trẻ dễ chịu. Nếu trẻ chán ăn nênchọn thức ăn lỏng như cháo, hủ tiếu, bánh canh...; thức ăn trẻ ưa thích, hợpkhẩu vị để ăn được nhiều. Dùng thêm sữa để cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho trẻ.

Theo SGTT



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.