Cách nuôi ăn khi phẫu thuật

Trong thực tế điều trị, đã có nhiều người bệnh tuy vượt qua được cơn phẫu thuật nguy hiểm nhưng vài ngày sau lại tử vong, do không được chăm sóc sức khoẻ đúng cách và đã áp dụng chế độ dinh dưỡng không hợp lý, dẫn đến những biến chứng cho vết mổ.

Trong thực tế điều trị, đã cónhiều người bệnh tuy vượt qua được cơn phẫu thuật nguy hiểm nhưng vài ngày saulại tử vong, do không được chăm sóc sức khoẻ đúng cách và đã áp dụng chế độ dinhdưỡng không hợp lý, dẫn đến những biến chứng cho vết mổ.

Khi trải qua một cuộc phẫu thuật,dù lớn hay nhỏ, cũng sẽ tạo ra một kích ứng (stress) về chuyển hoá. Khi đó, cơthể sẽ hồi đáp lại bằng một số biểu hiện như: tăng năng lượng chuyển hoá, tăngphân huỷ chất đạm ở bắp thịt…

Những phản ứng này cần được cung cấp dinh dưỡngđầy đủ, nếu không sẽ suy dinh dưỡng và kéo theo giảm khối lượng các tế bào cóích và các chất hoá học trong cơ thể giúp lành vết thương. Hệ luỵ là người bệnhcó thể sẽ gặp một số biến chứng như vết mổ lâu lành, nhiễm trùng, bung vết mổ…

Ngoài ra, dinh dưỡng không hợp lýtrong quá trình phục hồi sau phẫu thuật còn có thể làm cơ thể gầy yếu do mất dầnbắp thịt (khối cơ), rối loạn các chất và nội tiết tố, làm ảnh hưởng đến hoạtđộng của đường tiêu hoá, hô hấp… thậm chí có thể gây suy kiệt, tử vong.

Cách nuôi ăn khi phẫu thuật

Tuỳ tình trạng bệnh lý để xây dựng thực đơn cho phù hợp

Bồi bổ cả trước và sau mổ

Không như quan niệm của nhiềungười bệnh, chỉ tập trung bồi bổ sau khi đã mổ xong, quá trình hồi phục của bệnhnhân phẫu thuật phụ thuộc cả vào trước, trong và sau khi phẫu thuật. Do vậy việchỗ trợ dinh dưỡng đầy đủ và hợp lý cũng cần diễn ra song hành với quá trình này.

Trước phẫu thuật: dinh dưỡng hợplý sẽ giúp làm giảm nhiễm trùng, gia tăng khả năng lành vết thương, hạn chế sụtcân và cải thiện chức năng ruột.

Tuỳ tình trạng bệnh lý để xây dựng thực đơn chophù hợp, miễn sao đảm bảo cung cấp đủ năng lượng, thành phần các chất phải hợplý, nên ăn thức ăn thông thường, có thể bổ sung thêm sữa. Nên phối hợp đa dạngthực phẩm, phù hợp với tình trạng bệnh và chỉ định điều trị nhằm giúp cơ thể hấpthu được tốt các chất.

Trường hợp bệnh nặng, mắc các bệnh lý gây khó khăn trongăn uống bình thường thì việc hỗ trợ dinh dưỡng cần được tiến hành sớm như nuôiăn bằng ống thông, hoặc nuôi ăn tĩnh mạch.

Sau phẫu thuật: bồi bổ đúng cáchsẽ giúp giảm được dị hoá chất đạm (tránh teo cơ, mau hồi phục vết thương), kiểmsoát được nhiễm trùng sau mổ, giảm kích ứng sau phẫu thuật, tăng sức đề kháng cơthể. Muốn vậy, cần đảm bảo cung cấp đầy đủ năng lượng (lưu ý thêm phần nănglượng bù đắp cho cơ thể do phẫu thuật và quá trình hồi phục sau phẫu thuật tạonên).

Chia nhỏ bữa ăn trong những ngày đầu sau phẫu thuật để giúp cơ thể dungnạp được. Tuỳ theo loại phẫu thuật, nếu không có chống chỉ định thì khuyến khíchăn qua đường tiêu hoá sớm vì sẽ giúp duy trì chức năng và cấu trúc ruột, hạn chếnhiễm trùng.

Tuỳ phẫu thuật, cách ăn riêng

Để có được một chế độ dinh dưỡnghợp lý cho người bệnh sau phẫu thuật, phải tuỳ theo độ tuổi, mức độ bệnh lý,phương pháp phẫu thuật, tình trạng dinh dưỡng trước phẫu thuật, cũng như quátrình điều trị đi kèm (điều dưỡng, thuốc, vật lý trị liệu, tâm lý…)

Ngoài ra cầnchọn phương pháp nuôi ăn phù hợp với loại phẫu thuật và thời gian sau phẫu thuật.Ăn bằng đường miệng phù hợp với các phẫu thuật bên ngoài đường tiêu hoá.

Nuôi ăn qua ống sonde và quađường truyền tĩnh mạch thường áp dụng cho đại phẫu vùng cổ (ung thư hầu, họng…),đại phẫu vùng ngực, bụng (thực quản, dạ dày, tá tuỵ…) và sau phẫu thuật do chấnthương nặng. Để người bệnh dễ hấp thu, nên chia nhỏ bữa ăn, từ 6 – 8 bữa hoặc 4– 6 bữa, theo từng giai đoạn.

Khi đã ăn được bằng đường tiêu hoá, cần chọn thứcăn bình thường hoặc dung dịch nuôi ăn chuẩn hoặc sữa chuẩn. Bổ sung thêm cácvitamin và khoáng chất có vai trò quan trọng trong quá trình làm lành vết thươngnhanh. Đa dạng thực phẩm trong bữa ăn hằng ngày nhằm cung cấp đầy đủ chất dinhdưỡng cho cơ thể.

Nhằm đánh giá tác động của chế độdinh dưỡng trong quá trình phẫu thuật, để xem có phải thay đổi ăn uống gì không,bệnh nhân cần được thăm khám định kỳ và ghi nhận các thông tin như khả năng dungnạp với bữa ăn (đau bụng, nôn ói, tiêu chảy…), cân nặng; các dấu hiệu khác nhưvẻ mặt, sức cơ, mức độ lành vết mổ, lượng nước tiểu, tính chất phân… Ngoài racũng cần thực hiện ion đồ máu, kiểm tra đường huyết, lipit máu…

Theo TS.BS Lê NguyễnTrung Đức Sơn
Cách nuôi ăn khi phẫu thuật



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.