Cách sơ cứu người bị mất máu do tôn cứa cổ

Sự việc hai người tử vong vì bị tôn cứa cổ khiến nhiều người xót xa. Theo các bác sĩ để cứu sống nạn nhân, việc sơ cứu đúng cách là yếu tố rất quan trọng.

Sự việc hai người tử vong vì bị tôn cứa cổ khiến nhiều người xót xa. Theo các bác sĩ để cứu sống nạn nhân, việc sơ cứu đúng cách là yếu tố rất quan trọng.

Bác sĩ Nguyễn Viết Hậu, Phó trưởng khoa Cấp cứu, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, đã chia sẻ về kỹ năng sơ cứu khi gặp người bị mất nhiều máu, với hy vọng những tai nạn đáng tiếc như trên không còn xảy ra.

Cach so cuu nguoi bi mat mau do ton cua co hinh anh 1
Bác sĩ Hậu thăm khám bệnh nhân. Ảnh: BV Đại học Y Dược TP.HCM.

Hiểu đúng về vết thương mạch máu

Theo bác sĩ Hậu, những vết thương mạch máu hầu hết chỉ gây ra tình trạng chảy máu nhẹ, có thể cầm máu dễ dàng bằng cách băng bó. Nhưng nhiều trường hợp vết thương nặng dẫn đến mất máu nghiêm trọng, nguy hiểm tính mạng.

Nạn nhân bị tổn thương mạch máu thường có xu hướng ngất xỉu do tính chất đột ngột của tai nạn, tình trạng mất máu cấp gây choáng vì huyết áp tụt nhanh.

Tâm lý chung của người dân là thấy máu nhiều nên sợ hãi, dẫn đến chậm trễ trong việc sơ cứu, băng bó vết thương cho người bị nạn. Khi thấy nạn nhân nằm bất động do ngất xỉu, chúng ta đều nghĩ họ đã tử vong nên ngại ngần trong việc kiểm tra tình trạng người gặp tai nạn.

Bác sĩ Hậu cho biết người bình thường có thể hiến 350 ml máu. Do đó, các trường hợp mất máu nặng (hơn 1.000 ml máu) vẫn có thể cứu chữa kịp thời, nếu người bị nạn được cầm máu sớm và đúng cách.

Cach so cuu nguoi bi mat mau do ton cua co hinh anh 2
Sơ cứu đúng cách sẽ giúp người gặp tai nạn có cơ hội sống cao hơn. Ảnh: BV Đại học Y Dược TP.HCM.

Các bước sơ cứu tại chỗ

Về cơ bản, kỹ năng sơ cứu vết thương mạch máu là băng ép có trọng điểm vết thương. Điều này hoàn toàn không khó để thực hiện.

Người sơ cứu có thể dùng những vật dụng hiện có như gạc, khăn tay… cuộn tròn lại và chèn lên vết thương. Sau đó dùng băng tiếp tục quấn chặt lên trên, tạo áp lực để ngăn máu chảy.

Với vết thương ở vùng cổ, cách quấn băng tốt nhất là vòng qua vùng nách đối diện của nạn nhân để có thể cố định, tránh băng bị trượt ra ngoài trong quá trình di chuyển nạn nhân đến bệnh viện.

Một số quan điểm sai lầm trong sơ cứu nạn nhân là đắp thuốc lá, tro, các loại bột, che vết thương bằng quần áo…vì dễ làm vết thương nhiễm trùng nặng hơn, không quan sát được lượng máu chảy và gây khó khăn cho công tác cấp cứu về sau.

Bác sĩ Nguyễn Viết Hậu cho biết: “Nếu làm tốt giai đoạn sơ cứu tại hiện trường, khả năng nạn nhân được cứu sống sẽ cao hơn và chi phí điều trị thấp, bệnh viện chỉ cần khâu nối lại là có thể cứu được tính mạng của nạn nhân”.

Hiện nay các hội chữ thập đỏ, bệnh viện lớn và trung tâm cấp cứu đều thường xuyên mở các lớp sơ cấp cứu ban đầu cho các cơ quan, trường học, đoàn thể… nhưng chưa nhận được sự quan tâm đúng mức của người dân.

Theo Zing


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.