Cẩn thận sạm da và mẩn ngứa vì kem chống nắng

BV Da liễu TƯ thời gian qua tiếp nhận nhiều bệnh nhân đến khám vì bị mẩn đỏ da và sạm da do kích ứng sử dụng kem chống nắng.

BV Da liễu TƯ thời gian qua tiếpnhận nhiều bệnh nhân đến khám vì bị mẩn đỏ da và sạm da do kích ứng sử dụng kemchống nắng.

Theo TS Nguyễn Thành, Trưởng khoaKhám bệnh, BV Da liễu TƯ thì dễ dàng điều trị khỏi cho bệnh nhân bị kích ứng mẩnđỏ da. Nhưng nếu da bị sạm (hay chuyển màu) do dùng kem chống nắng thì khó có cơhội phục hồi.

Những tai biến khó chịu

Cũng theo TS Thành, lý do sử dụngkem chống nắng bị kích ứng là do cơ địa của người sử dụng. Có những bệnh nhânthay đổi kem chống nắng liên tục nhưng vẫn xuất hiện các nốt đỏ trên da và gâyngứa. Có nhiều bệnh nhân sau khi sử dụng kem chống nắng, da thay đổi màu sắc đãkhông để ý, dẫn đến việc biến sắc trên da. 

Hiện việc sử dụng kem chống nắngtrở thành thói quen với mọi người. Nhưng chính từ sự không chú ý với những phảnứng của da đã gây ra những tai biến khó chịu. Sử dụng kem chống nắng lại có thểgây ra những mảng sạm khó điều trị.

Cẩn thận sạm da và mẩn ngứa vì kem chống nắng
Việc sử dụng kem chống nắng trở thành thói quen với mọi người

Theo TS Thành, trong ánh nắng củamặt trời luôn tồn tại 2 loại tia cực tím cực kỳ nguy hiểm là UVA và UVB, chínhlà "thủ phạm" làm cho làn da của bạn bị sạm đen và thậm chí là ung thư da. Thờiđiểm các tia cực tím từ mặt trời hoạt động tích cực nhất là từ 10 giờ trưa đến 4giờ chiều mỗi ngày, vì thế bạn nên hạn chế hoạt động ngoài trời vào thời điểmnày.

Với những người bị bệnh về danhư: Bệnh da nhạy cảm ánh sáng, bệnh hệ thống (như lupus ban đỏ, bệnh xơ cứngda…) hay những bệnh nhân đang dùng các loại thuốc nhạy cảm với ánh sáng nhưdoxycyclin, tetracyclin thì có thể dùng kem chống nắng để bảo vệ.

Sử dụng đúng cách         

Trên các lọ kem chống nắng, ngườita thường ghi chỉ số SPF (Sun Protection Factor- Yếu tố bảo vệ khỏi nắng mặttrời). Nhưng không phải chỉ số SPF càng cao thì tỉ lệ bảo vệ càng hiệu quả nhưngười ta thường nghĩ.

Theo BS Minh Quang, PGĐ BV Daliễu Hà Nội, kem chống nắng có SPF cao hơn 30, thậm chí có loại ghi là 40 hay 50thì khả năng chống nắng cũng không cao hơn loại ghi 20. Theo quy định của Cơquan Quản lý Dược phẩm và Thực phẩm Hoa Kỳ (FDA), những kem SPF lớn hơn 30 dù làbao nhiêu cũng chỉ ghi là 30. Theo nghiên cứu của tổ chức này, kem chống nắng cóchỉ số SPF là 15 lọc được 95% UVB, còn loại SPF là 30 cũng chỉ lọc được 97% UVB.

Cũng theo BS Quang, liều bôi kemchống nắng cũng rất quan trọng. Liều này tùy thuộc vào diện tích da hở sẽ tiếpxúc trực tiếp với tia nắng mặt trời. Mỗi lần bôi ít nhất cũng phải dùng khoảng20g (5 thìa cà phê). Điều này hết sức quan trọng vì bôi kem có chỉ số SPF caonhưng với lượng quá ít cũng không bảo vệ được da.

Bôi kem sau một thời gian nhấtđịnh, do nhiệt độ kem sẽ chảy và trôi theo mồ hôi nên giảm khả năng chống nắng.Do đó, nếu tiếp tục ra nắng cần phải bôi lại sau hai giờ, ngay cả khi dùng loạikem chống nắng không thấm nước (waterproof). BS Quang lưu ý, không bôi vào mắtvà các vùng niêm mạc khác.

Theo PGS.TS Nguyễn Bá Đức, nguyênGĐ BV K Hà Nội, nam giới vốn ít đội mũ nón hơn khi ra ngoài nắng, có nguy cơ mắcung thư da cao hơn nữ 1,5 lần. Phơi nhiễm dưới ánh nắng mặt trời là yếu tố nguycơ cao nhất gây ung thư da, gây tổn thương và đột biến tế bào da. Trẻ em phơinhiễm dưới ánh nắng mặt trời nguy hiểm hơn so với người lớn.

Theo Vân Khánh
GĐXH



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.