Cẩn trọng với bỏng gas

Bạn cần làm gì để hạn chế những rủi ro do gas gây ra?

Khó ai quên được vụ nổ bình gas mi-ni trong một đám cưới ở Long Thành, Đồng Nai, vào tháng 10-2007, làm mười vị khách phải nhập viện vì bỏng. Tháng 7-2009 lại xảy ra vụ nổ bình gas tại một quán cơm ở Q.11, TP.HCM, đã làm năm người bị thương nặng.

Thông tin về những vụ tai nạn do gas không khỏi khiến nhiều người lo ngại, vì việc sử dụng gas ngày càng phổ biến trong các hộ gia đình.

Không loại nhiên liệu nào an toàn 100%. Điều chúng ta có thể làm là hạn chế những khả năng xảy ra sự cố và chuẩn bị sẵn sàng để ứng phó với các tình huống xấu nhất.

Quy tắc an toàn tránh bỏng gas

Dưới đây là các vấn đề bạn nên lưu ý khi sử dụng gas:

Chọn mua gas của nhà sản xuất có uy tín, được kiểm định an toàn.

Chỉ nên mua bình gas có trọng lượng phù hợp với nhu cầu sử dụng.

Thường xuyên vệ sinh để bếp không gỉ sét, dính cặn thức ăn. Chúng là nguyên nhân gây ra sự cố như: tắc ống dẫn gas, van, phụt lửa.

Thường xuyên kiểm tra độ an toàn của các bộ phận nhạy cảm như ống dẫn, van an toàn. Nếu thấy có mùi gas, bạn cần lập tức đóng van an toàn, mở cửa cho thông thoáng và tắt hết quạt.

Trong trường hợp khẩn cấp, bạn có thể tự kiểm tra và siết chặt bộ phận kết nối giữa bình với ống dẫn gas. Sau đó, bạn nên gọi dịch vụ cung cấp gas đến để kiểm tra, xử lý.

Tuân thủ khuyến cáo của nhà sản xuất: Thay mới hệ thống dây dẫn gas sau 3-5 năm sử dụng và phải thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng bếp gas, hệ thống dây dẫn gas.

Không để các loại hóa chất dễ gây cháy nổ như thuốc diệt côn trùng gần bếp gas.

Không để các loại hóa chất dễ gây cháy nổ như thuốc diệt côn trùng gần bếp gas. Không xịt hóa chất đó dưới gầm bếp hoặc gần khu vực đang đun nấu.

Luôn đặt bình chữa cháy gần khu vực đun nấu.

Bình gas nên đặt thẳng đứng, trên mặt phẳng, thấp hơn so với bếp, không vướng hệ thống dây dẫn.

Mở van an toàn khi sử dụng bếp và đóng lại quay sau khi ngưng sử dụng.

Trên thị trường hiện đang có một số thiết bị báo rò rỉ gas như Guardsman GS-109, gas Alarm MR 123... Bạn nên trang bị thêm thiết bị này cho gian bếp nhà mình.

Cần làm gì khi bị bỏng gas?

Bỏng gas cũng như tất cả các loại bỏng do nguyên nhân khác (nhiệt, điện, hóa chất) được chia thành bốn mức độ. Mức độ một: Ảnh hưởng đến vùng thượng bì. Mức độ hai: Ảnh hưởng dưới lớp thượng bì. Mức độ ba: Bỏng toàn bộ lớp da. Mức độ bốn: Bỏng sâu đến xương cơ.

Ở mức nhẹ nhất (mức da như khi bị cháy nắng và sự tự khỏi. Từ mức hai trở lên, bạn cần ghi nhớ những nguyên tắc sơ cứu sau:

Tắt gas, lập tức di chuyển bệnh nhân ra khỏi khi vực đang cháy.

Dùng nước sạch xối liên tục vào phần cơ thể bỏng cho đến khi sức nóng giảm, lớp da không còn bị cháy. Trong thời gian đó, bạn đừng nên gọi cấp cứu.

Bỏng nặng, sâu trên khu vực lớn có thể gây hư mô dưới da, mô liên kết, mô thịt thậm chí hư xương. Do đó, trên đường đo cấp cứu nên ngâm phần bị bỏng của bệnh nhân vào trong nước sạch hoặc nước đá.

Chúng sẽ giúp hạ nhiệt độ, hạn chế vùng mô bị tổn thương, giúp việc điều trị dễ dàng hơn. Không được bôi lòng trắng trứng gà, nước mắm hay kem đánh răng lên vết bỏng vì chúng có thể gây nhiễm trùng.

Nếu bỏng nhẹ, ở diện hẹp, sau khi giảm nhiệt độ, bạn nên dùng thuốc rửa niêm mạc rửa vết thương. Khi vết thương khô, bạn bôi thuốc chống bỏng để giữ ẩm cho vùng tổn thương.

Khi bôi thuốc phải đảm bảo vệ sinh. Bạn nên bôi thuốc quanh chỗ bỏng, không bôi trực tiếp lên vết thương. Nếu nghi ngờ bị nhiễm trùng, cần dùng thêm kháng sinh như oxacillin, mezlocillin, gentamicin...

Trong thời gian điều trị bỏng, bệnh nhân cần một chế độ ăn uống giàu dinh dưỡng. Cần tăng cường cho người bệnh dùng vitamin A,C để kích thích quá trình lên da non. Ngoài ra, người bị bỏng không cần kiêng cữ gì đặc biệt.

Theo



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.