Chàng trai 24 tuổi bị muỗi cắn 1 tuần không lành, đi khám bác sĩ kết luận gây sốc

Bị muỗi đốt là một việc rất bình thường, nói chung là sẽ không có ảnh hưởng gì lớn. Tuy nhiên, đối với chàng trai Tiểu Hoàng 24 tuổi ở Hàng Châu (Trung Quốc) lại trở thành một vấn đề lớn.

Bị muỗi đốt là một việc rất bình thường, nói chung là sẽ không có ảnh hưởng gì lớn. Tuy nhiên, đối với chàng trai Tiểu Hoàng 24 tuổi ở Hàng Châu (Trung Quốc) lại trở thành một vấn đề lớn.

Bác sĩ Vương Quân, trưởng Khoa Ngoại tại Bệnh viện trung tâm thành phố Hàng Châu nói: “Bệnh nhân Tiểu Vương đến bệnh viện ngày 5/9, và cho biết một tuần trước, khi cậu ta đang đi đại tiện bị con muỗi cắn vào mông. Vì ngứa, nên cậu ta gãi dẫn đến sưng và đau rất nghiêm trọng. Hai ngày gần đây, chỗ muỗi cắn đều có máu chảy ra. Vì thấy tình hình càng ngày càng nghiêm trọng nên đến bệnh viện khám”.

 

Tiểu Hoàng nhờ bị "muỗi cắn" mới phát hiện ra bệnh tiểu đường.

Bác sĩ Vương Quân nói tiếp: "Lúc đó tôi nhận thấy, tinh thần của anh ta vô cùng yếu đuối, ngồi xuống để nói chuyện cũng cảm thấy không còn chút sức lực nào, thậm chí ngồi trên ghế cũng rất khó khăn. Khu vực bị muỗi đốt có đường kính khoảng 12cm, nó là một cục u dày. Nếu chỉ là muỗi chích bình thường, thì không đến nỗi đau đớn như vậy. Trực giác như mách bảo tôi, tình trạng của bệnh nhân này tương đối nghiêm trọng, cần phải tiến hành nhập viện để kiểm tra”.

Tuy nhiên, Tiểu Hoàng cùng mẹ anh ta cho rắng, bác sĩ đã làm lớn chuyện, và nói rằng: “Chỉ là bị muỗi cắn một chút, cũng cần phải nhập viện điều trị sao? Chúng tôi cảm thấy không cần thiết”.

Trải qua nhiều lần thuyết phục của bác sĩ, cuối cùng Tiểu Hoàng cũng đồng ý ở lại bệnh viện. Kết quả cho thấy tình hình nghiêm trọng hơn so với bác sĩ dự kiến, lượng đường trong máu của Tiểu Hoàng đạt 28,8mmol/L (trong khi đó nồng độ đường trong máu lúc đói bình thường là 3,61 ~ 6,11 mmol/L). Cuối cùng bác sĩ kết luận Tiểu Hoàng bị bệnh tiểu đường nặng.

Tại sao bệnh tiểu đường khi bị muỗi cắn lại trở nên nghiêm trọng như vậy?

Thực sự muỗi cắn có nghiêm trọng vậy không? Không, nguyên nhân chủ yếu là vì Tiểu Hoàng bị bệnh tiểu đường. Anh ta 24 tuổi, cao 1m82, nặng 100kg. Anh ta cho rằng mình không có tiền sử bệnh, chưa bao giờ sử dụng thuốc, cũng chưa có chẩn đoán và điều trị.

Bác sĩ Vương nói, trường hợp của Tiểu Hoàng giống như nhiễm trùng, nếu là người bình thường thì không có vấn đề gì, nhưng đối với người bị bệnh tiểu đường mà nói thì hậu quả sẽ rất nghiêm trọng.

Kiểm tra cũng phát hiện, bản thân Tiểu Hoàng bị bệnh rò hậu môn, nhưng vì không nghiêm trọng đến mức độ nhất định, vì vậy đến bản thân anh ta cũng không nhận thấy. Có lẽ Tiểu Hoàng còn phải “cảm ơn” con muỗi này, chính nhờ vết cắn mới khiến Tiểu Hoàng đi khám và phát hiện ra bệnh tiểu đường.

 

Đối với người tiểu đường bị muỗi đốt rất dễ dẫn đến bị nhiễm trùng.

Tại sao bệnh tiểu đường khi bị muỗi cắn lại trở nên nghiêm trọng như vậy? Bác sĩ Kim Kiếm Hồng, trưởng Khoa Nội tiết của Bệnh viện trung tâm thành phố Hàng Châu giải thích, Tiểu Hoàng vẫn còn trẻ như vậy, căn bản không nghĩ đến bản thân mình lại bị bệnh tiểu đường, nhưng trên thực tế gia đình Tiểu Hoàng có tiền sử mắc bệnh tiểu đường, đó là ông nội và cha anh ta.

Theo tìm hiểu của bác sĩ, mùa hè Tiểu Hoàng rất thích uống đồ uống có lượng đường cao, anh ta lại bị muỗi đốt ở vị trí tương đối ẩm ướt, vì ngứa nên phải gãi dẫn đến vết thương bị nhiễm trùng. Trường hợp của anh ta thuộc bệnh nặng của tiểu đường bộc phát – gọi là nhiễm ceton acid tiểu đường. Khi tinh thần của bệnh nhân không tốt, sức lực yếu, chính là một loại biểu hiện của nhiễm độc axit (nhiễm toan), nếu điều trị muộn, bệnh nhân rất có khả năng bị hôn mê. Nếu phát hiện không kịp thời, thậm chí dẫn đến mất mạng.

Nhiều triệu chứng của bệnh tiểu đường được ẩn giấu

Sau một loạt các phương pháp điều trị, tinh thần của chàng thanh niên trẻ tuổi đã tốt hơn nhiều so với vài ngày trước đó.

Bác sĩ Kim Kiếm Hồng cảnh báo, nếu muỗi đốt một thời gian không khỏi phải đi khám ngay.

Các chuyên gia cho biết, trên lâm sàng, có một phần ba đến một nửa số bệnh nhân tiểu đường sớm không có triệu chứng điển hình. Chỉ bao gồm chóng mặt, mệt mỏi, giảm thị lực, lâu lành vết thương, ngứa da, nhiễm trùng đường tiết niệu, ngứa sinh dục nữ,… cũng có bệnh nhân không có triệu chứng.

Một số bệnh nhân thậm chí khi phát bệnh đến mức nghiêm trọng, đặc biệt khi xuất hiện tình trạng như nhiễm toan, bệnh tim mạch, mạch máu não, bệnh thận, thì mới phát hiện ra mình bị bệnh tiểu đường. Khi này bệnh tiểu đường đã phát triển được một thời gian, đến bệnh viện điều trị sẽ rất khó lành.

Tiến sĩ Kim nhắc nhở rằng nếu muỗi cắn, nếu không có cải thiện trong một thời gian dài, nó là cần thiết để được cảnh báo có những yếu tố bệnh khác đang tồn tại và cần đến bệnh viện để khám.

Theo Khám phá



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.