Chủ tịch Hội cột sống TP. HCM: Thấy con có vết sẹo ở lưng mà đắp lá cây vô cùng nguy hiểm!

Đứa trẻ sinh ra bị một vết sẹo co rút ở thắt lưng là bị bệnh vẹo cột sống. Người mẹ nên đưa con đến cơ sơ y tế để khám và điều tri, tránh dùng lá cây đắp vào vết sẹo.

Đứa trẻ sinh ra bị một vết sẹo co rút ở thắt lưng là bị bệnh  vẹo cột sống. Người mẹ nên đưa con đến cơ sơ y tế để khám và điều tri, tránh dùng lá cây đắp vào vết sẹo.

Ngày 18/8, Bệnh viện Trưng Vương cho biết, nơi đây vừa phẫu thuật thành công cho bệnh nhân N.L.H.P (20 tuổi, ở Mỹ Tho, Tiền Giang, đang là sinh viên năm ba một trường đại học kinh tế tại TP.HCM) bị vẹo cột sống do sẹo ro rút. Theo PGS.TS.BS Võ Văn Thành, Chủ tịch Hội cột sống TP.HCM, trường hợp của P. là bệnh lạ và hiếm gặp, trên thế giới chưa có.

Tính đến nay, ở Việt Nam đã có 7 trường hợp vẹo cột sống do sẹo rút. Cả bảy trường hợp đều do bác sĩ Thành và ekip của mình phẫu thuật thành công.

Chủ tịch Hội cột sống TP. HCM: Thấy con có vết sẹo ở lưng mà đắp lá cây vô cùng nguy hiểm! - Ảnh 1.

Bà Tôn Nữ Bạch Lan và bệnh nhân P kể lại bệnh tình


Vẹo cột sống nhưng mổ giãn da

Bà Tôn Nữ Bạch Lan (mẹ bé P.) kể, P. sinh ra bình thường, khỏe mạnh và lanh lợi. Một tháng sau sinh, thắt lưng của P. bị viêm và tạo thành vết sẹo dài.

Con gái được 3 tuổi, bà đưa đến bệnh viện chuyên về chấn thương chỉnh hình tại TP.HCM để khám và được chuẩn đoán, P. bị rút da nên phải mổ để kéo ra. Sau ca mổ kéo giãn da lần đầu, P. phải đeo nẹp ở lưng cả năm.

Học lớp 2, một lần nữa P. lại được chỉ định mổ kéo giãn da, dù lúc này, cột sống của em đã vẹo rất nặng. Bé P. không ngồi được lâu, không thể vận động mạnh vì quá đau lưng. Bà Lan đi khắp nơi tìm địa điểm uy tín, bác sĩ giỏi nhưng đều phải nhận thất vọng.

Các bác sĩ đều trả lời rằng, bệnh của P. rất khó và lạ lùng, tỉ lệ thành công sau ca mổ chỉ là 50/50. Nhìn con gái vẫn còn đi được, bà Lan hình dung, sau ca mổ, P. sẽ bị liệt hẳn, phải nằm một chỗ, người mẹ ấy không đành.

Chủ tịch Hội cột sống TP. HCM: Thấy con có vết sẹo ở lưng mà đắp lá cây vô cùng nguy hiểm! - Ảnh 2.
Hình ảnh chụp vết sẹo của bệnh nhân P


Không đừng lại ở đó, người mẹ ấy đưa con gái sang một bệnh viện ở Singapore để khám và chữa trị. Các bác sĩ nơi đây chuẩn đoán, P. bị thoát vị đĩa đệm, chi phí chữa trị hơn 100.000 USD (hợn 2,2 tỉ đồng). Vì không đủ chi phí và cảm thấy phác đồ điều trị không yên tâm, bà Lan lại đưa con về Việt Nam tìm bác sĩ giỏi, cơ sở y tế uy tín chữa trị.

Được một người bạn giới thiệu, bà tìm gặp bác sĩ Thành - chuyên gia về cột sống, một trong những bác sĩ tham gia vào ca mổ huyền thoại tách đôi cặp song sinh Việt Đức vào năm 1988.

Vì hiếm gặp nên đặt tên là bệnh vẹo cột sống do sẹo co rút


Chủ tịch Hội cột sống TP. HCM: Thấy con có vết sẹo ở lưng mà đắp lá cây vô cùng nguy hiểm! - Ảnh 3.
Các bác sĩ trực tiếp điều trị cho bệnh nhân P


Bác sĩ Thành nhận định, P. bị vẹo cột sống đến 85 độ, cần phải phẫu thuật ngay. Bác sĩ Thành đã cùng với sự hỗ trợ của các bác sĩ Khoa Chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Trưng Vương thực hiện ca phẫu thuật kéo dài 8 giờ để mang lại cuộc đời mới cho em P.

Giải thích về tên bệnh, bác sĩ Thành cho biết, vẹo cột sống do sẹo co rút là bệnh hiếm gặp ở Việt Nam nên ông đặt tên như vậy. "Cột sống của bé P. ngày càng trở nặng là do vết sẹo ở thắt lưng không được giải quyêt triệt để, lại tồn tại quá lâu nên làm ca bệnh trở nên khó", bác sĩ Thành lý giải.

Sau hai lần phẫu thuật, hiện P. đã đứng lên và đi lại như người bình thường. P. nói: "Em vô cùng xúc động và biết ơn các bác sĩ rất nhiều".

Cô cũng cho biết, để có thời gian chữa trị bệnh, em đã xin tạm hoãn học một năm, khi sức khỏe trở lại bình thường, em lại tiếp tục đi học. "Trước đây, vì bệnh, em chẳng bao giờ giám mặc đồ bó sát, lúc nào cũng chỉ mặc những bộ đồ rộng để che đi khiếm khuyết của mình. Giờ thì em đã có thể tự tin được rồi", P. chia sẽ.

Bà Lan cũng vô cùng hạnh phúc và không thể ngờ được là con gái mình được phẫu thuật thành công. "Tôi và con gái tôi đã gặp may mắn. Tôi cảm ơn các bác sĩ rất nhiều. Tôi muốn nhắn nhủ với tất cả những người đang bị bệnh rằng, hãy lạc quan, tin tưởng vào cuộc sống thì mình sẽ thành công", bà Lan nói.

Chủ tịch Hội cột sống TP. HCM: Thấy con có vết sẹo ở lưng mà đắp lá cây vô cùng nguy hiểm! - Ảnh 4.
(Ảnh minh họa)


Thấy con bị vết sẹo ở thắt lưng thì đừng đắp lá, thuốc nam


Có rất nhiều nguyên nhân vẹo cột sống, trong đó có vẹo cột sống vô căn, bẩm sinh và do các hội chứng khác nhau. Vẹo cột sống vô căn chiếm tỉ lệ nhiều nhất. Khi vẹo cột sống để lâu, độ cong vẹo càng cao thì phẫu thuật càng khó.

Vẹo cột sống, nếu được can thiệp sớm (lúc trẻ 3 tuổi) thì khả năng nắn chỉnh đạt hiệu quả rất cao. Nếu can thiệp trễ thì việc nắn chỉnh cột sống không hiệu quả. Thậm chí, những trường hợp vẹo cột sống nặng có thể dẫn đến tử vong, thường vào độ tuổi 30.

Bác sĩ Thành cho biết, trong 7 ca bị vẹo cột sống do sẹo co rút mà ông từng phẫu thuật thành công thì có 1 trường hợp sẹo rút gây ra do bỏng, 6 trường hợp còn lại xuất hiện sẹo rút do đắp lá cây.

"Đắp lá cây lên vết sẹo ở thắt lưng là một việc làm hoàn toàn sai lầm và phi khoa học. Nó chẳng có tác dụng gì, có khi lại gây biến chứng, làm tình trạng bệnh trở nặng hơn.

Cứ đắp lá cây lên vết sẹo sẽ vô tình làm tổn thương da, gây nhiễm trùng và làm cho bệnh trở nên trầm trọng hơn. Hãy đến các cơ sở y tế để khám và điều trị kịp thời, để bệnh càng lâu càng khó phẫu thuật, tỉ lệ thành công thấp", bác sĩ Thành khuyến cáo.

Theo Trí thức trẻ

cột sống

vẹo cột sống

đau thắt lưng


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.