Chữa chứng đái dầm ở trẻ

Đái dầm là chứng bệnh thông thường của trẻ em. Khoảng 1520% trẻ em từ 5 tuổi trở xuống mắc chứng đái dầm.

Đái dầm là chứng bệnh thông thường của trẻem. Khoảng 15-20% trẻ em từ 5 tuổi trở xuống mắc chứng đái dầm.

- Khoảng 15-20% trẻ sơ sinh tới 5tuổi đái dầm liên miên, không bao giờ giường ngủ khô ráo, đây là dạng đái dầmtyp-1

- Khoảng 3-8% trẻ em từ 5-12 tuổicó lúc đã ngừng đái dầm được 6 tháng, rồi lại đái dầm trở lại, là dạng đái dầmtyp-2.

Chữa chứng đái dầm ở trẻ
Ảnh minh họa

- Có tới 2-5% trẻ em đã lớn, ởtuổi vị thành niên, vẫn còn đái dầm. Chứng đái dầm có tính chất di truyền: Nếubố hoặc mẹ thuở nhỏ hay đái dầm thì 40% con cái của họ cũng sẽ bị đái dầm. Nếucả bố lẫn mẹ thuở nhỏ bị đái dầm thì 70-75% con cái của họ sẽ bị đái dầm.

Nguyên nhân

Nguyên nhân hiện vẫn chưa biếtđược rõ ràng. Tuy nhiên, kiểm soát tiểu tiện tùy thuộc vào nhiều yếu tố, ví dụnhư:

- Khả năng phát triển bàng quangkhông tốt, hay bàng quang quá nhỏ.

- Không kiểm soát được cơ của ốngdẫn tiểu.

- Không kiểm soát được cơ bàngquang.

- Chậm phát triển hệ thống thầnkinh cũng có thể sinh ra đái dầm.
Khi bàng quang đã đầy nước tiểu mà bệnh nhân vẫn chưa muốn thức giấc, sẽ dẫn đếnđái dầm. Các bậc phụ huynh thường than phiền rằng con cái ngủ say quá nên đáidầm, nhưng sự thực đái dầm không liên quan tới giấc ngủ.

Trẻ bị những chứng bệnh sauđây có thể hay đái dầm:

- Bị căng thẳng tâm lý.

- Khi ngủ hay ngáy to, vì bị sùivòm họng hay còn gọi là V.A, hay có cục thịt thừa trong cổ họng.

- Đi tiểu thường xuyên, bị buốtđường tiểu (nhiễm trùng đường tiểu).

- Đi tiểu són.

- Đi tiểu nhiều (bị bệnh tiểuđường hay bệnh thận).

- Đường tiểu yếu, cả đêm hay ngàyđều hay tiểu són (bị nghẹt đường tiểu).

Đái dầm ảnh hưởng tới tâm lýtrẻ em

Phụ huynh thường than phiền rằngcon cái đái dầm gây phiền hà cho mọi người; những người trong gia đình đổ lỗicho nhau vì con cái đái dầm; đôi khi phụ huynh còn trừng phạt con em vì tội đáidầm… điều này ảnh hưởng rất nhiều đến tâm lý trẻ.

Lớn hơn 10 tuổi mà còn bị đáidầm, trẻ em thường bị chứng bệnh tâm lý, bị căng thẳng, buồn rầu, không thíchchơi với những trẻ khác. Tâm tính trẻ em bất bình thường, khó chịu, vì cảm thấykhông kiểm soát được chính mình.
Chữa trị

- Những thuốc chữa đái dầm gồmcó: Oxybutynin clhoride (Ditropan), Imipramine HCL (Tofranil),Desmopressinacetate (DDAVP). Thuốc chữa đái dầm thường phức tạp, tùy theo nhữngtrường hợp khác nhau, cần có đơn và theo dõi của bác sĩ.

- Tùy theo môi trường xung quanh:Thường thì khi đưa con đi khám bệnh đái dầm, bố mẹ đã thử nhiều phương pháp khácnhau để tìm cách giảm bệnh đái dầm. Ví dụ như hạn chế không cho con uống nhiềunước trước khi đi ngủ, hay đánh thức con dậy đi tiểu trước khi bố mẹ đi ngủ. Đôikhi bố mẹ còn hạn chế không cho con ăn uống một số thứ như chocolate, sữa, nướccam, hay những loại dễ làm đi tiểu như nước trà, nước ngọt có gas.

- Khi trẻ đã đến tuổi đi học thìnên trải miếng nilông trên giường, tốt hơn là bắt trẻ đóng tã giấy.

- Nên để đèn gần chỗ đi tiểu đểtrẻ không ngại khi trở dậy đi tiểu.

- Nên giúp đỡ trẻ qua những lúckhó khăn, đừng trừng phạt trẻ. Không nên đổ lỗi cho trẻ, mà ngược lại nên giúptrẻ hiểu biết, để có thể làm được những gì cần phải làm. Ví dụ trẻ có thể giúpbố mẹ lau rửa giường, đệm hay tự tắm rửa.

Nếu trẻ cố gắng thức giấc, tự đitiểu, hay đêm nào không bị đái dầm, thì nên khen ngợi. Phương pháp này có thểgiúp trẻ khỏi hẳn đái dầm, tỉ lệ lên đến 25%. Phương pháp này cũng giúp trẻ thêmtiến bộ tự kiểm soát được đái dầm.

- Tập luyện bàng quang, nhất làtrong trường hợp bàng quang quá nhỏ, bằng cách lúc đang đi tiểu, tự ngừng lại,kéo dài thời gian tiểu. Cũng có thể uống nhiều nước ban ngày.

Theo H.Giang
Phụ nữ



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.