Chứng ngủ rũ

Họ thường bị gán cho thuộc tính lười biếng, trốn việc một cách oan ức

Ngọc Nga, 27 tuổi nhân viên hành chính, vừa bị cho nghỉ việc. Đây là lần thứ ba cô bị mất việc vì tội ngủ gật tại văn phòng. Bản thân cô cũng chẳng biết thanh minh như thế nào cho thói xấu từ hồi học phổ thông này. Ngọc Nga hoàn toàn không biết mình là nạn nhân của chứng ngủ rũ (narcolepsy).

Một chứng bệnh lạ lùng

Chứng ngủ rũ là một dạng rối loạn giấc ngủ, gây ra tình trạng buồn ngủ triền miên vào ban ngày. Phần lớn những cơn buồn ngủ này thường đến một cách bất ngờ.

Nó thường bị nhầm với trầm cảm, chứng động kinh hoặc được cho là tác dụng phụ của các loại thuốc bệnh nhân đang dùng. Ngoài ra, nó cũng liên quan đến thói quen đi ngủ không đúng giờ, sử dụng thuốc kích thích.

Chứng ngủ rũ là một dạng rối loạn giấc ngủ, gây ra tình trạng buồn ngủ triền miên vào ban ngày

Đối tượng

Chứng ngủ rũ ảnh hưởng đến khoảng 3 triệu người trên thế giới, không phân biệt giới tính và tuổi tác. Tuy nhiên, nó thường bắt đầu ở người từ 15 đến 30 tuổi, chỉ có 6% trường hợp xuất hiện ở trẻ dưới 10 tuổi.

Nhận biết

Các triệu chứng của chứng ngủ rũ bao gồm:

- Buồn ngủ không thể cưỡng lại vào ban ngày (tỷ lệ 90%)

- Tê liệt nhất thời (đột ngột và tạm thời bị mất trương lực cơ) theo sau sự thay đổi cảm súc đột ngột như cười, giận dữ, ngạc nhiên hoặc sợ hãi (75%). Tình trạng này kéo dài từ vài giây cho đến vài phút và người bệnh vẫn tỉnh táo trong suốt khoảng thời gian đó.

- Gặp ảo giác trong khi ngủ hoặc thức (30%). Những ảo giác này rất sống động, thường khá đáng sợ và có thể đến ngay cả khi bệnh nhân chỉ chợp mắt vài giây.

- Liệt ngủ: Thường xuất hiện vào thời điểm bệnh nhân chìm vào giấc ngủ hoặc tỉnh giấc. Người bệnh có thể mất khả năng cử động (nói chuyện, đi lại) trong vài giây đến vài phút (25%).

- Có hành vi vô thức: Bệnh nhân vẫn nói chuyện, di chuyển đồ vật trong khi ngủ nhưng lại không nhớ được những hành động đó lúc tỉnh giấc. Khoảng 40% bệnh nhân gặp tình trạng này.

Chỉ có khoảng 20% đến 25% trường hợp có cả bốn triệu chứng kể trên. Trong phần lớn trường hợp, triệu chứng đầu tiên xuất hiện là việc buồn ngủ không thể cưỡng lại có thể xuất hiện riêng lẻ hoặc cùng lúc sau vài tháng hay vài năm.

Tình trạng ngủ ngày thường tồn tại suốt cuộc đời bệnh nhân còn liệt ngủ và ảo giác thì không.

Nguyên nhân

Vẫn chưa được làm rõ nhưng đã có bằng chứng thuyết phục rằng chứng bệnh này mang tính di truyền, chiếm khoảng 8% đến 12% trường hợp.

Tác động

Chứng ngủ rũ có thể ảnh hưởng đến các mối quan hệ xã hội và việc học tập, lao động của bệnh nhân. Bệnh nhân có thể gặp hoặc gây ra tai nạn khi đang lái xe, nấu ăn, leo trèo... khi cơn buồn ngủ ập đến bất ngờ.

Điều trị

Hiện nay, chưa có phương pháp nào thực sự hiệu quả để điều trị dứt điểm bệnh. Bên cạnh đó, chứng ngủ rũ thường phải mất từ 10 đến 15 năm mới được chẩn đoán đúng.

Thời gian điều trị có thể kéo dài vài tháng hoặc lâu hơn, tùy theo bệnh nhân. Bên cạnh việc dùng các loại thuốc kích thích hệ thần kinh trung ương, việc điều chỉnh lối sống cũng rất quan trọng. Với trường hợp Ngọc Nga, bạn nên sắp xếp để có thể có từ hai đến ba giấc ngủ ngắn trong ngày, mỗi lần từ 10 đến 15 phút. Những buổi đi dạo ngắn ban ngày cũng giúp cải thiện giấc ngủ vào ban đêm.

Theo



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.