Cô giáo trẻ chết sau khi ăn ốc lạ: Nhận diện những loài ốc có độc tố chết người ở biển Việt Nam

Dưới biển cũng có nhiều loại ốc, cá biển, hải sản lạ không dễ nhận biết lành hay không lành, độc hay không độc, nếu bạn đi biển, thích ăn hải sản thì phải cẩn trọng, đừng thấy món gì ngon miệng, ngon mắt thì đều ăn vào.

 Dưới biển cũng có nhiều loại  ốc , cá biển, hải sản lạ không dễ nhận biết lành hay không lành, độc hay không độc, nếu bạn đi biển, thích ăn hải sản thì phải cẩn trọng, đừng thấy món gì ngon miệng, ngon mắt thì đều ăn vào.


Con ốc có độc khiến cô giáo trẻ mất mạng. 

Cũng trong tháng 10/2014, một vụ ngộ độc khác do ốc biển xảy ra tại Khánh Hòa. Anh Lê Văn Dít (sinh năm 1988, ở xã Vạn Thắng, huyện Vạn Ninh, Khánh Hòa), bắt ốc biển về nhà luộc ăn. Sau khi ăn vài phút thì anh Dít bị tê lưỡi, có dấu hiệu liệt tay chân. Dù được đưa đến bệnh viện cấp cứu nhưng vài ngày sau, anh này cũng qua đời.

Những ca chết người đáng tiếc ở trên cho thấy, người dân đang rất thiếu kiến thức, thông tin về những loại ốc biển có độc hiện hữu và có rất nhiều trong vùng biển nước ta.

Cảnh báo về nguy cơ ngộ độc vì ăn ốc biển, bác sĩ Trần Quốc Việt, PGĐ Bệnh viện Đa khoa khu vực Bồng Sơn (huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định) nói: "Dưới biển cũng có nhiều loại ốc, cá biển, hải sản lạ không dễ nhận biết lành hay không lành, độc hay không độc, nếu ăn phải có thể ngộ độc, chết người. Hiện tại đang mùa du lịch, nếu bạn đi biển, thích ăn hải sản thì phải cẩn trọng đừng thấy món gì ngon miệng, ngon mắt đều ăn vào".

Đúng như lời bác sĩ Việt, là người thông minh, bạn hay ăn uống có chọn lọc, tỉnh táo khi ăn, mua ốc biển, hải sản về sử dụng, đặc biệt phải có thêm kiến thức về những loại ốc biển có độc để tránh xa.

Dưới đây là một số loại ốc biển có độc thường gặp ở vùng biển nước ta, nên tránh và cẩn trọng khi ăn.


Ốc bùn răng cưa: Theo thông tin TS Phạm Xuân Kỳ, Trưởng Phòng hóa sinh biển thuộc Viện Hải dương học Nha Trang, qua hình ảnh mẫu ốc biển mà gia đình cô S. cung cấp cho bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Khu vực Bồng Sơn, được đăng tải trên các báo, chuyên gia của viện nhận định loại ốc gây chết người là loài ốc bùn răng cưa, tên khoa học là Nassarius papillosus (Linaaeus, 1785). Ốc bùn răng cưa là loài ốc chứa độc tố Tetrodotoxins. Hàm lượng độc tố thay đổi theo trong từng con ốc, có con ốc chứa lượng độc rất lớn. Người có trọng lượng 50kg chỉ cần ăn 2-3 con là bị ngộ độc có thể dẫn đến thiệt mạng. 

 
 Ốc bùn bóng có tên khoa học là Nassarius glans và có hình dáng giống với ốc hương đen. Ốc bùn bóng thường sinh sống ở đáy biển ven bờ Việt Nam. Ốc bùn bóng có chứa độc tố Tetrodotoxin - một loại độc tố thần kinh cực mạnh. Loại độc tố này thậm chí vẫn tồn tại và gây độc kể cả khi thức ăn đã được chế biến. 

 
Theo thông tin Zing đăng tải, khá nhiều loài ốc được ghi nhận là nguyên nhân của các vụ ngộ độc như ốc mặt trăng (turban), ốc đụn (the top of shells), ốc tù và (trumpet shells), ốc hương Nhật Bản (ivory snails), ốc trám (oliva)... (Trong hình là con ốc tù và có độc)

 
Độc tố trong các loài ốc mặt trăng, ốc đụn và ốc trám được xác định là Saxitoxin. (Đây là hình ảnh của con ốc đụn)

 
Ốc cối địa lý được Viện Hải dương học Nha Trang xếp vào danh mục: “Các loài hải sản độc hại gây chết người”. Ở Việt Nam, ốc cối địa lý thường có ở ven biển phía Nam, từ Đà Nẵng đến Kiên Giang và các hải đảo.

Theo VTC



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.