Con bị thủy đậu mà gặp các triệu chứng này, mẹ đưa con đến gặp bác sĩ ngay!

Thủy đậu là bệnh tự khỏi, song một số trường hợp diễn biến không theo chiều thuận như vậy.

Thủy đậu là bệnh tự khỏi, song một số trường hợp diễn biến không theo chiều thuận như vậy.

Thủy đậu là bệnh gì?

Thủy đậu là bệnh viêm da cấp tính điển hình với biểu hiện là các nốt phỏng nước ngoài da.

Triệu chứng nhận ra của bệnh là sốt (tùy mức độ, tùy vào từng em bé), mệt mỏi, quấy khóc, bỏ ăn, bỏ bú (tùy từng em bé mà có đủ hoặc không đủ bộ triệu chứng này), nốt phỏng nước ngoài da.

Trong các triệu chứng trên, sốt và phỏng nước ngoài da là 2 triệu chứng quan trọng nhất, bao giờ cũng có ở mọi em bé. Các nốt phỏng nước có đặc điểm: nước trồi lên hẳn khỏi mặt da, bên trong có dịch trong, đội gồ da lên. Nốt phỏng nước này xuất hiện trên một nền da viêm đỏ. Diện đỏ của da xuất hiện rộng hơn nốt phỏng nước, lan ra cả vùng rìa chừng 1-2mm. Trình tự xuất hiện của diện đỏ và phỏng nước như sau: đỏ da trước, từ một chấm đỏ, sau đó loang rộng, đến chừng kích thước đường kính 0.5cm thì bắt đầu nổi phỏng nước ngoài da. Phỏng nước cứ cao dần, gồ dần, lồi dần khỏi mặt da, to dần về đường kính.

Khi phỏng nước xuất hiện thì sốt bắt đầu giảm về cường độ và tần số sốt. Phỏng nước xuất hiện thì cũng làm em bé ngứa ngáy vô cùng khó chịu. Lúc này, các phỏng nước bắt đầu thi nhau mọc, từ 1 vị trí thành nhiều vị trí, khắp mặt, mũi, chân, tay, thân mình, đầu tóc.

Bệnh còn được gọi với tên là bệnh trái dạ, bệnh phỏng dạ, bệnh mụn nước. Kích thước phỏng nước giống như những hạt đậu ngoài da nên còn được gọi là thủy đậu (hạt đậu đọng nước bên trong).

anh_6
Ảnh: Internet

Bệnh do cái gì gây ra?

Bệnh thủy đậu do vi rút varicella zoster gây ra. Vi rút thủy đậu, vi rút gây bệnh zola có cùng một nhóm.
Vì là bệnh vi rút nên thuốc điều trị đa phần là điều trị triệu chứng. Duy chỉ có một thuốc có tác dụng với loại vi rút này là acyclovir.

Vì là bệnh do vi rút gây ra nên em bé có thể tự qua khỏi trong 5-7 ngày mà không cần điều trị gì.

Vậy một vấn đề đặt ra, nếu đã tự khỏi thì có cần điều trị, có cần đi khám bác sỹ hay không?

Đáp án là có

Chúng ta cần đi khám bác sỹ trong những trường hợp sau, kể cả khi đã được chẩn đoán xác định bởi y sỹ hay y tá là thủy đậu.

1-Em bé sốt cao (39 độ trở lên), sốt thành nhiều lần trong ngày (từ 4 lần trở lên), sốt kéo dài (từ 2 ngày trở lên)

2-Em bé li bì, vật vã

3-Em bé có triệu chứng ho và khó thở

4-Em bé có triệu chứng nôn vọt, nôn nhiều, nôn dữ dội

5-Em bé bị nổi nốt dày đặc toàn thân

6-Em bé có mụn nước ở mi mắt và xung quanh khu vực gần mắt

7-Em bé có mụn nước ở tai và ống tai

8-Em bé có những mụn mủ, mụn chảy máu (dịch đục, dịch đỏ)

Những trường hợp này cần được bác sỹ khám, chẩn đoán mức độ và giai đoạn, can thiệp điều trị mạnh tay thì mới giữ ổn định.

Các em bé bị bệnh thùy đậu như sau sẽ không cần khám:

1-Sốt nhẹ (từ 38 độ trở xuống)

2-Phỏng nước nhỏ, không ngứa và ít, thưa thớt. Loáng thoáng mới có một nốt phỏng nước

3-Toàn trạng ổn định, ăn được, ngủ được, không quấy khóc

Nên nhớ, bất kỳ một em bé nào bị thủy đậu, có thể ngày hôm trước ổn định, ngày hôm sau đã tiến triển lên thì cần cho đi khám ngay hoặc tái khám ngay cho dù hôm trước vừa mới khám xong.

Theo webtretho

Bệnh thủy đậu


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.