Con gái càng lớn không giống bố, cha nghi ngờ không phải con đẻ nhưng đi khám mới giật mình

Bạn đã bao giờ từng thấy một đứa trẻ khi còn nhỏ rất xinh xắn, đáng yêu nhưng khi lớn lên lại trở nên xấu hơn so với thuở nhỏ.

Bạn đã bao giờ từng thấy một đứa trẻ khi còn nhỏ rất xinh xắn, đáng yêu nhưng khi lớn lên lại trở nên xấu hơn so với thuở nhỏ. Gần đây, một cặp vợ chồng ở Hồ Nam vì thấy con bỗng nhiên trông khác lạ, có phần xấu hơn trước nên người cha nghi ngờ, quyết định đi  xét nghiệm ADN  kiểm tra huyết thống.

Theo tờ Xiaoxiang Morning News, một cặp vợ chồng ở Hồ Nam, Trung Quốc vì thấy con gái 7 tuổi đột nhiên trông già hơn, môi dày, mắt hơi lồi, mặt dài hơn so với những đứa con trong gia đình, không có điểm giống bố nên nảy sinh nghi ngờ về quan hệ huyết thống.

Người cha sau đó đã quyết định tiến hành xét nghiệm ADN kiểm tra liệu cả 2 có quan hê cha con, kết quả thật sự 2 người cùng huyết thống. Bác sĩ sau khi thăm hỏi về lối sống của bé gái, người bố mới buột miệng nói: “Con gái tôi thường há miệng để thở khi ngủ”. 

Câu nói vô tình này đã giúp bác sĩ dần hiểu ra vấn đề, quyết định kiểm tra và chẩn đoán trẻ bị phì đại adnoid dẫn tới tắc nghẽn mũi, phải thở bằng miệng nên khuôn mặt bị ảnh hưởng.

Phì đại adenoid là gì? Nó có ảnh hưởng gì đối với sức khỏe?

Bác sĩ Đỗ Tinh Diễm - trưởng Khoa Ngoại đầu cổ ở bệnh viện Triều Dương và bác sĩ Lục Dĩnh Hà - Phó Trưởng khoa Khoa mũi họng lý giải về căn bệnh này.

Phì đại adenoid còn gọi là viêm VA là hạch lympho hình tứ giác nằm sau thành họng. Chúng có thể to ra ở trẻ em từ 2–6 tuổi gây nghẹt mũi. VA phì đại có thể là do nguyên nhân sinh lý hoặc bệnh lý do nhiễm trùng virus hoặc vi khuẩn, dị ứng, kích thích và trào ngược dạ dày thực quản. Căn bệnh này thường xảy ra ở trẻ em, ít khi thấy ở người lớn.

Do bị nghẹt mũi không thể thở bằng mũi nên hơi thở của trẻ sẽ bị ảnh hưởng dẫn đến sự phát triển của xương cũng bị ảnh hưởng theo, khiến răng mọc không đều, môi dày, hàm dưới gương mặt bị kéo dài.

Câu bé bên trái thở bằng mũi nên có gương mặt hài hòa, bé gái bên phải thở bằng miệng nên xương khuôn mặt thay đổi.

Ngoài ảnh hưởng tới hình dáng khuôn mặt, nó cũng gây ảnh hưởng tới trí thông minh và sự phát triển của trẻ.

- Vì gặp hạn chế trong việc thở nên dẫn tới tình trạng thiếu oxy lâu dài trong cơ thể, có thể khiến não ở trạng thái thiếu oxy mãn tính làm cho trẻ trí nhớ kém, giảm hiệu quả học tập.

- Tắc nghẽn mũi lâu dài, thở kém cũng sẽ ảnh hưởng đến chức năng tim và phổi, trường hợp nặng có thể gây ra bệnh tim phổi, tổn thương cơ tim và suy tim tâm thất phải.

- Nó cũng ảnh hưởng đến sự phát triển của não, ảnh hưởng đến trí thông minh, ảnh hưởng đến chiều cao. 

Nếu thấy trẻ có thính lực kém hoặc nghẹt mũi, sổ mũi thường xuyên, đừng chủ quan chỉ kiểm tra bệnh về tai hoặc mũi mà còn kiểm tra phì đại adenoid.

Nếu có chảy nước mũi, nghẹt mũi, ho, dụi mắt, hắt hơi và các triệu chứng khác, kèm theo thính giác là không tốt, ngáy khi ngủ, thở bằng miệng, khuôn mặt khác lạ nên đến bệnh viện để chẩn đoán và điều trị.

Theo Khám phá


Phì đại adenoid

xét nghiệm ADN


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.