Con gái suýt tử vong vì thói quen không rửa tay của người lớn

"Tôi không biết nhiều về RSV cho đến khi căn bệnh này gần như cướp đi sinh mạng của con gái tôi. Nguyên nhân là do người lớn không rửa tay".

"Tôi không biết nhiều về RSV cho đến khi căn bệnh này gần như cướp đi sinh mạng của con gái tôi. Nguyên nhân là do người lớn không rửa tay".

Chỉ vì bố quên rửa tay trước khi bế mà con mắc bệnh suýt chết

Một người bố giấu tên ở khu vực Memphis, Mỹ đã đăng 2 bức ảnh về cô con gái bé bỏng đang phải đeo ống thở trong bệnh viện với chú thích "chiến binh nhí". Ngay lập tức, bức ảnh này đã chia sẻ rộng rãi trên mạng xã hội.

Con gái suýt tử vong vì thói quen không rửa tay của người lớn - Ảnh 1.

"Chiến binh nhí".

Nhưng câu chuyện đằng sau 2 bức ảnh đó khiến nhiều người phải giật mình. Người đàn ông này kể, con gái anh vào bệnh viện điều trị bệnh viêm màng não cách đấy 3 tuần.

"Nhưng giờ đây, con bé lại đang phải điều trị bệnh virus hợp bào hô hấp (RSV). Con bé bị lây bệnh ngay trong bệnh viện.

Suýt nữa chúng tôi đã mất con vào thứ hai vừa rồi. Bệnh viện địa phương thông báo nếu bệnh tình nặng thêm, họ sẽ không thể làm gì nữa", người cha nhớ lại.

Ngay sau đó, gia đình đã chuyển bé đến một bệnh viện khác.

"Lập tức, con bé được đeo máy thở. Bác sĩ chẩn đoán bé mắc một số vấn đề như RSV, viêm phổi, viêm tiểu phế quản và một phần lá phổi bị dập. Không biết nói gì nữa, đó là tuần kinh hoàng nhất trong cuộc đời tôi".

May mắn thay, bé gái này đang khỏe trở lại và có khả năng sẽ phục hồi hoàn toàn.

Con gái suýt tử vong vì thói quen không rửa tay của người lớn - Ảnh 2.

Rất may, cô bé đã thoát khỏi tay tử thần và dần hồi phục sức koer.

Anh đã chia sẻ 2 bức ảnh nhằm cảnh báo với các phụ huynh về căn bệnh lây nhiễm RSV và nhắc nhở mọi người hãy luôn rửa tay trước khi ôm trẻ con.

"RSV không phải là trò đùa. Tôi không biết nhiều về virus này cho đến khi căn bệnh này gần như cướp đi sinh mạng của con gái tôi. Các bạn hãy chắc chắn rằng mình đã rửa tay trước khi bế những thiên thần bé nhỏ nhé".

RSV: Căn bệnh lây lan nhanh và chưa có vắc-xin phòng ngừa

Đồng tình với ông bố giấu tên trên, bác sĩ nhi Ari Brown (Mỹ), tác giả cuốn Baby 411 nhận định cách phòng tránh RSV hữu hiệu nhất là vệ sinh đôi tay và tránh cho trẻ tiếp xúc với những người mắc RSV đang bị ho.

Ngay cả Trung tâm Kiểm soát và phòng chống bệnh tật Mỹ (CDC) cũng đưa ra lời cảnh báo tương tự bởi RSV "có thể lây lan khi một người nhiễm bệnh ho hoặc hắt xì vào không khí" và "virus đó có thể tồn tại trên các bề mặt cứng trong nhiều giờ".

"RSV có tốc độ lây lan rất nhanh, chỉ đơn giản là qua sự tiếp xúc trên bề mặt các đồ chơi của một đứa trẻ khác vừa ho vào đó trước khoảng 1 giờ.

Vì vậy, chúng tôi khuyến cáo các bạn nên vệ sinh sạch sẽ tránh nhiễm khuẩn trước khi chạm vào con cái. Nhưng liệu có ai bị chết nếu như bạn không rửa tay trước khi chạm vào người họ không? Có đấy, dù cũng hơi hiếm", bà Brown giải thích.

Con gái suýt tử vong vì thói quen không rửa tay của người lớn - Ảnh 3.

Theo Webmd, RSV (respiratory syncytial virus) là virus hợp bào hô hấp một trong những nguyên nhân gây bệnh đường hô hấp thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ hơn 2 tuổi.

Với nhiều trẻ, tình trạng nhiễm bệnh không gây bất kỳ triệu chứng nào điển hình, có khi có cảm giác như con bị cảm cúm.

Nhưng với một tỉ lệ nhỏ trẻ bị nhiễm virus hợp bào hô hấp dẫn đến các bệnh viêm tiểu phế quản, hoặc viêm phổi, có thể nguy hiểm đến tính mạng của trẻ.

Virus này có khả năng lây lan rất mạnh và chưa có vaccine ngăn ngừa.

Nhóm có nguy cơ lây nhiễm virus RSV cao:

- Trẻ sinh non.

- Trẻ dưới 8-10 tuần tuổi.

- Trẻ dưới 2 tuổi mắc bệnh tim, phổi bẩm sinh.

- Trẻ có hệ miễn dịch suy yếu do đang điều trị một căn bệnh khác.

Triệu chứng khi nhiễm virus RSV

Khi mắc bệnh, trẻ có triệu chứng giống như mắc bệnh cúm là ho và chảy nước mũi, kéo dài từ 1-2 tuần.

Bạn nên đi khám bác sĩ nếu thấy con có thêm các dấu hiệu như: Khó thở, sốt cao, thở khò khè, chảy nước mũi, ho nhiều đờm, quấy khóc, không nhanh nhẹn, bỏ bú, cơ thể thiếu nước...

Phòng ngừa nhiễm virus RSV:

Bạn sẽ dễ bị nhiễm virus RSV nếu tiếp xúc với người mắc bệnh hoặc chạm tay vào bề mặt đang chứa virus này.

Vì thế, nếu nhà có con nằm trong nhóm đối tượng có nguy cơ lây nhiễm bệnh cao, bạn cần phải chú ý những điều sau:

- Thường xuyên rửa tay, đặc biệt là sau khi tiếp xúc với người có triệu chứng tương tự như cảm cúm.

- Làm sạch và vô trùng bề mặt các dụng cụ có thể bị lây nhiễm.

- Không để người khác chạm vào trẻ trước khi rửa sạch tay.

- Hạn chế đưa trẻ ra khỏi nhà vào mùa đông xuân (khi virus RSV hoạt động mạnh và có nguy cơ lây nhiễm cao nhất), đặc biệt chú ý với các em bé thuộc nhóm nguy cơ cao.

- Nếu có thể hãy cách ly bé với các trẻ khác, bao gồm cả anh chị lớn hơn đang có dấu hiệu cảm cúm.

8 thời điểm bạn cần phải rửa tay

Nhiều nghiên cứu đã chứng minh đôi bàn tay không hề sạch như chúng ta tưởng, chúng có thể chứa hàng triệu vi khuẩn và rất nhiều tác nhân gây bệnh. Vì vậy, các bác sĩ đã đưa ra 8 thời điểm cần phải rửa tay ngay lập tức, theo Prevention.

Con gái suýt tử vong vì thói quen không rửa tay của người lớn - Ảnh 5.

Sau khi đọc báo: Tay có thể chạm vào mực in thường sử dụng các dung môi hữu cơ như rượu, rượu isopropyl, toluene gây hại cho cơ thể.

Sau khi đi ra ngoài về: Trong thời gian ra ngoài, đôi tay không thể tránh việc phải tiếp xúc với các đồ vật nơi công cộng như tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, các nút thang máy… vốn là những nơi tập trung rất nhiều vi khuẩn, virus.

Sau khi cầm tiền: Trên bề mặt tờ tiền, ví tiền đều chứa vi khuẩn.

Sau khi sử dụng máy vi tính, điện thoại: Cũng giống như tiền, trên máy vi tính và điện thoại cũng có rất nhiều vi khuẩn mà mắt thường không nhìn thấy được.

Sau khi phơi quần áo: Nghe có vẻ hơi phi lí nhưng vi khuẩn có trong quần áo bẩn và máy giặt sẽ làm nhiễm khuẩn lên quần áo trong quá trình giặt.

Sau khi chơi với động vật: Động vật có thể mang nguồn lây nhiễm vi khuẩn mà bạn không hề biết.

Sau khi tay tiếp xúc với những dịch tiết ra từ cơ thể: Sau khi dùng tay bịt mũi, miệng hắt hơi, ho hoặc hỉ mũi, tay rất có thể sẽ tiếp xúc với dịch tiết ra, lúc này trên tay bạn chắc chắn sẽ có vi khuẩn.

Rửa tay sau khi đi vệ sinh: Ai cũng hiểu tầm quan trọng của việc rửa tay sau khi đi vệ sinh, nhưng vẫn có nhiều người quên thực hiện.

Thời gian rửa tay sạch nhất


Con gái suýt tử vong vì thói quen không rửa tay của người lớn - Ảnh 6.

Quy trình rửa tay "đạt chuẩn".

Cách phòng ngừa bệnh tật cho chính bản thân và những người xung quanh tốt nhất là rửa tay với xà phòng. Tuy nhiên, rửa tay "đạt chuẩn" cũng không hề đơn giản.

Rửa tay với xà phòng là cách đơn giản để ngăn ngừa bệnh tật cho chính mình và những người xung quanh. Để việc rửa tay đạt hiệu quả diệt khuẩn, không nên bỏ quên các đầu ngón tay.

Hãy chụm các đầu ngón tay vào lòng bàn tay còn lại, xoay nhẹ để ngón tay sạch khuẩn. Tiếp đó là rửa phần đầu ngón tay. Thời gian rửa tay nên kéo dài trên 20 giây, thời gian đủ để bạn hát bài Happy Birthday.

Theo Trí thức trẻ


thói quen xấu

ung thư

bệnh trẻ em


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.