Dân mạng TQ xôn xao tin 10 trẻ tử vong do ăn vải khi bụng đói: Bác sĩ nói gì?

Gần đây, dư luận Trung Quốc đang xôn xao bởi một vụ việc do báo chí đưa tin xảy ra từ năm 1999: “10 bệnh nhân nhi tử vong vì ăn vải khi bụng đói”.

Gần đây, dư luận Trung Quốc đang xôn xao bởi một vụ việc do báo chí đưa tin xảy ra từ năm 1999: “10 bệnh nhân nhi tử vong vì ăn vải khi bụng đói”.

Quả vải vốn là loại trái cây yêu thích của rất nhiều người bởi vị ngon, ngọt và mọng nước. Gần đây, vào mùa vải nên dư luận Trung Quốc lại đang xôn xao bởi một vụ việc do báo chí đưa tin xảy ra từ năm 1999: “10 bệnh nhân nhi tử vong vì ăn vải khi bụng đói”.

Thông tin lan truyền rộng rãi trên mạng xã hội và khiến các bậc cha mẹ trở nên e dè hơn khi cho con ăn loại trái cây khoái khẩu này, vậy trẻ ăn vải khi bụng đói có thể gây tử vong hay không?

Để xác thực, phóng viên Trung Quốc đã kết nối điện thoại với lãnh đạo bệnh viện Nhân dân số 1, thành phố Khâm Châu, tỉnh Quảng Đông và nhận được lời khẳng định bệnh viện cũng chưa từng tiếp nhận ca bệnh nhi nào tử vong do ăn vải. Tuy nhiên, các bác sỹ cũng khuyến cáo chúng ta không nên ăn vải khi bụng đói.

Chủ nhiệm khoa Đông Y của bệnh viện chữ thập đỏ thành phố Hàng Châu, Triết Giang – bác sỹ Tống có đưa ra giải thích như sau:

"Trong quả vải có chứa nhiều hợp chất hóa học C5H9NO2 (Proline, một loại axit amin), có tác dụng làm hạ đường huyết. Con người khi đói thì vốn dĩ đường huyết đã thấp, nếu còn ăn thêm nhiều vải thì sẽ càng làm hạ đường huyết và gây hậu quả nghiêm trọng tới sức khỏe".

Nói một cách nôm na, nếu cơ thể tiếp nhận một lượng glucose (C6H12O6) quá nhiều cùng một lúc, xét ở góc độ cơ chế cân bằng của cơ thể, muốn “áp đảo” lượng glucose này thì buộc các “tế bào đảo tủy” (hormone isulin) phải hoạt động hết công suất.

Trong trường hợp hệ thống thần kinh và thể dịch trong cơ thể chưa hoàn thiện như ở trẻ nhỏ thì sẽ khiến các “tế bào đảo tủy” bị bài tiết một cách quá độ sẽ khiến đường huyết bị giảm ngay kể cả sau bữa ăn, khi đường huyết giảm tới một nhất định thì sẽ dễ gây tổn thương cho não bộ.

Bác sỹ Tống cũng cho biết, hệ thống bài tiết trong cơ thể người trưởng thành tương đối ổn định, hệ thống thần kinh cũng tương đối hoàn thiện, vì vậy không lo nguy cơ bị ngộ độc vải.

Thế nhưng đối với trẻ nhỏ, đặc biệt là những em bé, phản ứng của cơ thể với những kích ứng bên ngoài vẫn chưa rõ rệt và hoàn thiện, bởi vậy sự biến động về đường huyết không được như của người trưởng thành, vì vậy sẽ dễ xuất hiện những biểu hiện tương tự như “ngộ độc vải”. Để đề phòng thì trẻ nhỏ tuyệt đối không nên ăn vải khi đói.
 


Theo Khám Phá


trái cây mùa hè

quả vải

hạ đường huyết


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.