Đau mắt đỏ vì tắm biển

Số bệnh nhân đau mắt đỏ đến khám và điều trị tại Bệnh viện Mắt Trung ương đang tăng rất mạnh. Nhiều trường hợp cả nhà cùng bị đau mắt đỏ sau khi đi tắm biển.

Số bệnh nhân đau mắt đỏ đếnkhám và điều trị tại Bệnh viện Mắt Trung ương đang tăng rất mạnh. Nhiềutrường hợp cả nhà cùng bị  đau mắt đỏ sau khi đi tắm biển.

Bác sĩ Hoàng Cương, bệnh việnMắt trung ương, cho biết, trung bình mỗi ngày có 100 trường hợp bị đau mắtđỏ tới khám, trong khi trước đây, chỉ rải rác vài ca.

Cả nhà cùng đau mắt đỏ

Ngồi đợi ở phòng khám, cả hai vợ chồng chị Như và cô con gái nhỏ 5 tuổi đềusùm sụp chiếc kính. Chị kể, cách đây một tuần, gia đình có tổ chức đi biển,khi về nhà, chị thấy mắt mình có hiện tượng cộm, nhức rồi sưng phù và tiếtdử mắt rất nhiều.

Đau mắt đỏ vì tắm biển

Bệnh nhân đau mắt đỏ xếp hàng chờ khám tại BV Mắt Trung ương (ảnh chụp trưa 13/7). (Ảnh: Như Ý)

Tuy nhiên, chị Như không đikhám bác sĩ mà tự ý mua thuốc về nhỏ. Sau ba ngày nhỏ thuốc, bệnh không khỏimà còn có triệu chứng nặng hơn: hai mắt đỏ ngầu, chói nhức, dử che lấp cảhai mi. Nguy hiểm hơn, cả chồng chị Như và con gái đều xuất hiện các triệuchứng tương tự nên cả nhà vội vã đi khám tại BV Mắt Trung ương.

Bác sĩ Hoàng Cương cho biết,năm nay dịch đau mắt đỏ ngoài miền Bắc xuất hiện muộn hơn so với những nămtrước do mưa ít, nắng nóng kéo dài. Năm nay chưa xuất hiện các trường hợplây lan mạnh tại cơ quan nhưng cũng nhiều ca cả nhà cùng bị bệnh đau mắt đỏsau khi đi tắm biển.

Triệu chứng ban đầu của bệnh đau mắt đỏ là ngây ngấy sốt, đau họng hoặc sưnghạch ở sau tai. Sau đó, người bệnh có hiện tượng đỏ mắt một bên, tiết dử,chảy nước mắt, rồi lan sang mắt còn lại. Bệnh đau mắt đỏ rất dễ lây quađường tiếp xúc và hô hấp. Virus adeno, tác nhân chủ yếu gây đau mắt đỏ, cónhiều trong dử mắt nên chỉ cần người bệnh vô tình dụi mắt rồi không rửa taybằng xà phòng mà tiếp tục tiếp xúc với người khác, cầm nắm, sờ mó vào cácvật dụng trong nhà là đã có thể lây bệnh cho người khác.

20% bị biến chứng


Theo bác sĩ Cương, thời gian ủ bệnh là 5 - 7 ngày và bệnh nhân sẽ khỏi sau15 ngày phát bệnh. Tuy nhiên, có tới 20% bệnh nhân đau mắt đỏ bị các biếnchứng như loét, xước giác mạc. Nếu biến chứng này không được điều trị kịpthời sẽ để lại sẹo giác mạc khiến người bệnh bị giảm thị lực.

Có trường hợp bệnh kéo dài tới hàng tháng mà không khỏi. Những trường hợpnày chủ yếu gặp ở người lớn, vì người lớn thường chủ quan không đi khám màtự ý mua thuốc về nhà nhỏ. “Việc tự ý tra các loại thuốc như Clodexa hayNemydexa rất nguy hiểm vì trong các thuốc này có chứa chất gây giảm miễndịch mắt. Nếu người bệnh không phải bị đau mắt đỏ thông thường mà bị đỏ mắtdo viêm loét, do vi khuẩn sẽ khiến bệnh càng trở nên trầm trọng”, bác sĩCương nhấn mạnh.

Ngoài ra, một số người bịbỏng giác mạc do xông lá trầu không để chữa bệnh đau mắt đỏ. Trong lá trầukhông có tinh dầu nóng, khi vừa xông xong, người bệnh có cảm giác dễ chịu,đỡ cộm nên dễ lầm tưởng có tác dụng chữa bệnh. Tuy nhiên, sau đó mắt sẽ càngphù nề, bệnh càng trở nặng.

Để phòng bệnh cũng như để bệnh không lây lan ra cộng đồng, cách tốt nhất làhạn chế tối đa tiếp xúc với người bị đau mắt đỏ, đặc biệt là cần cách ly trẻem khỏi người bệnh. Trong gia đình có người bị đau mắt đỏ, mọi người dù chưabị bệnh cũng nên thường xuyên nhỏ nước muối sinh lý (nhưng phải dùng riêngđể tránh lây bệnh qua đầu nhỏ lọ thuốc), rửa tay bằng xà phòng sát khuẩn, ítnhất 10 lần mỗi ngày.

Người bị đau mắt cần tránh dùng thực phẩm kích thích có vị nóng như hànhtỏi, ớt, thịt chó, các chất tanh như tôm, cua, cá, cũng như tránh rượu biavì đồ uống có cồn có thể gây kích ứng cho mắt.

Theo Xuân Trường
Đất Việt



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.