Để khỏe khi "trái gió trở trời"

Ngay từ thuở xa xưa, người đờiđã biết cách căn cứ vào thời tiết để bảo vệ sức khoẻ, vì thế có câu: "Thích nghikhí hậu của trời; Âm dương hoà hợp trong ngoài mới yên".

Ngay từ thuở xa xưa, người đờiđã biết cách căn cứ vào thời tiết để bảo vệ sức khoẻ, vì thế có câu: "Thích nghikhí hậu của trời; Âm dương hoà hợp trong ngoài mới yên". Một năm mới nữa lạidến, chúng tôi gửi bạn đọc cách phòng bệnh theo những biến đổi của thời tiếttrong trọn một năm, nhất là những người đang có bệnh trong người. 

Người xưa phân thời tiết gồm sáuphần: phong gió, hàn lạnh, thử nắng, thấp ẩm ướt, táo khô hanh, hỏa nóng. Thấphại da thịt, gân mạch; hàn nhiều thì nhức xương, rút gân. Hàn lạnh nhiều thìnhức xương, rút gân, cơ thể dễ bị tà khí xâm nhập và chờ cơ hội gây bệnh. 

Tà phong coi như độc nhất, gióđộc vào người qua da trước rồi vào bắp thịt, kinh mạch cuối cùng vào phủ ngũtạng và lan tràn rất nhanh, nhanh hơn gió mưa. Con người đang khỏe mạnh rồi thờitiết thay đổi hoặc gặp cơn gió độc là bị đau ốm. Cá cụ gọi là "trúng gió" hoặc"Trái gió trở trời".

Y học dân gian cũng đã ghi nhậnlà "ông Cúm bà Co" (người bị cảm cúm thường ngồi co ro cúm rúm vì lạnh), xảy ravào mùa Đông; dịch tả vào mùa Hạ; cơn loét  tá tràng vào mùa Thu; rối loạn tâmthần thường bộc phát vào lúc trăng tròn; thấp khớp trầm trọng khi khí hậu ẩmthấp, vào mùa mưa. Nhiều người, nhất là quý cụ thấy mình mẩy đau nhức, vếtthương ngoài da sưng tấy lên là biết sắp có thay đổi thời tiết, như là mưa togió lớn. 

Với trẻ em thì các cụ khuyênkhông nên cho nằm ngoài sương, nơi gió lùa; trời nóng không nên ở trần; khi ngủđắp chăn nơi bụng, khi sấm sét thì nhét bông vào lỗ tai đề phòng điếc. Kiêng giócho trẻ sơ sinh. 

Để khỏe khi "trái gió trở trời"

(Ảnh minh họa)

Ngoài ra, kinh nghiệm cũng chothấy thời tiết có liên quan đến một số bệnh có thể khiến bệnh nặng hoặc nhẹhơn. 

Nóng lạnh quá mức đều có hạivới bệnh tim mạch

Nóng lạnh quá mức có thể làm tăngnguy cơ suy tim, đau tim một cách đáng kể. Ở người trung niên, khi nhiệt độ giảm10 độ thì nguy cơ tăng 14%. Nghiên cứu bên Anh cho thấy, mỗi khi mùa Đông tớithì cơn suy tim tăng cao hơn vào mùa Hè tới 50%. 

Khi trời lạnh, nhiệt độ giảm thìhuyết áp nhích lên cao có khi từ 12 tới 18 mmHg. Đối với người khoẻ mạnh thìkhông sao, nhưng với người đã bị cao huyết áp thì cũng đáng kể. Giảm nhiệt độcũng làm máu đặc hơn vì các thành phần của máu như tiểu cầu, hồng huyết cùa,cholestero tăng lên. Do đó sự đóng cục của máu dễ xảy ra và tăng nguy cơ nghẹtmáu ở tim, não bộ và phổi. 

Trời lạnh với trái tim 60, 70tuổi mà lại vận động quá sức thì rủi ro cho tim cũng tăng. Người già cũng giảmnhạy cảm với lạnh nên họ dễ bị cóng giá mà không biết. 

Ngược lại khi thời tiết cực nóngthì cơ thể sẽ bị khô nước vì đổ mồ hôi nhiều để hạ thân nhiệt. Nếu tình trạngkéo dài ta sẽ kiệt sức, có thể đưa tới đột quỵ, nhất là khi không khí lại ẩm. 

Nhiệt và độ ẩm làm chậm sự thoátnhiệt trong cơ thể. Nếu khi đó lại vận động cơ thể thì rủi ro tăng. Lý do là timsẽ làm việc nhiều hơn để đưa máu và oxy tới các bắp thịt đang làm việc đồng thờicơ thể lại làm hạ nhiệt độ trong người qua sự đổ mồ hôi. Nếu đổ mồ hôi quá nhiềuthì mất nước và số lượng máu giảm. Tim lại phải bóp nhiều và mạnh hơn để có đủmáu cho ngoại vi. 

Kẻ thù của bệnh hô hấp

Bệnh nhân suyễn đều có nhiều kinhnghiệm khó khăn khi thời tiết đổi lạnh. Cơn lạnh làm khí quản của họ thu hẹp, sựlưu thông của không khí bị trở ngại và cơn suyễn hành dữ hơn, nhất là khi gíothổi mạnh. Ở các địa phương có sương mù dày đặc thì các cơn viêm cuống phổi cũngtrầm trọng hơn. Trẻ em cũng dễ mắc bệnh đường hô hấp khi trời trở lạnh. 

Khi trời nóng, cần chú ý đođường huyết thường xuyên

Một số nghiên cứu giải thích khithời tiết thật nóng, insulin được cơ thể hấp thụ rất mau và có thể đưa tới hạquá thấp đường huyết. Do đó, người bệnh đái tháo đường nên đo đường huyết thườngxuyên hơn cũng như điều chỉnh số lượng insulin và chế độ ăn uống. Cũng nên nhớrằng nhiệt độ cao làm insulin giảm công dụng, hư hao máy thử và giấy đo đườnghuyết. Mùa nóng nên giữ insulin trong tủ lạnh nhưng đừng để bị đông lạnh. 

Ngoài ra, thời tiết xấu cũngkhiến ta buồn rầu, lo sợ, ăn uống không đúng và đưa tới vài khó khăn trong việcduy trì đường huyết bình thường. 

Thời tiết và nhức nửa đầumigraine

Kết quả nghiên cứu tại Trung tâmĐiều trị nhức đầu ở Stanford, Connecticut (Mỹ) cho hay, 51% bệnh nhân bị nhứcđầu gây ra do thời tiết thay đổi, 62% cảm thấy là có nhức đầu khi quá nóng hoặcquá lạnh, áp xuất cực đoan như là quá khô hoặc quá ẩm ướt. Vì sự liên hệ này nênGiám đốc Trung tâm, bác sĩ Alan Rapoport đề nghị bệnh nhân nên ghi chú nhức đầuvới thay đổi thời tiết để mang theo thuốc mà ngừa con đau. 

Đau nhức tăng khithời tiết thay đổi

Người ta hay nhại câu thơ :"Nắngmưa là bệnh của trời; Đau xương nhức khớp, bệnh người tuổi cao". Có ý liên tưởngtới nhiều bệnh nhân viêm xương khớp nói là họ thường cảm thấy cơn đau mỗi khithời tiết thay đổi. Hoặc có thể tiên đoán thời tiết sẽ ra sao khi xương đau,khớp nhức. Đây là những người mẫn cảm với mưa, lạnh hoặc thay đổi thời tiết. Dođó, để giảm đau nhức vào mùa lạnh, nên giữ thân thể ấm áp, tránh công việc quásức. 

Thai nghén và thời tiết

Trong thời kỳ mang thai, thânnhiệt tăng vì thay đổi kích thích tố, máu lưu hành nhiều hơn, nhau thai cũng tạora một số nhiệt năng. Để giữ nhiệt trong cơ thể bình thường, thai phụ đổ mồ hôinhiều, mạch máu ngoại vi mở rộng, tim đập nhanh. Hậu quả là sự khô nước, nhất lànếu lại cộng thêm với thời tiết nóng bức. Cho nên nhiều thai phụ cảm thấy khóchịu vào mùa Hè. Khô nước thì tử cung co bóp sớm và có thể đưa đến sinh non. Phùnề chân cũng dễ xảy ra khi thời tiết nóng. 

Trúng nắng

Nắng là ánh sáng mang thêm sứcnóng của mặt trời trực tiếp chiếu xuống. Bình thường thì nắng bức tăng dần từsáng tới cao độ là trưa rồi giảm dần tới chiều và ban đêm. Nhiệt độ trong khôngkhí thường thấp hơn sức nóng mà ta cảm thấy vì ảnh hưởng của độ ẩm tương đối. Độẩm không khí càng cao ta càng cảm thấy nóng khó chịu hơn. 

Khi ta sống trong không gian quánóng thi cơ thể sẽ có một số phản ứng để làm bớt nóng. Mạch máu giãn nở, máu dồnnhiều tới da khiến nhiệt phân tán đi. Các hạch mồ hôi hoạt động mạnh, mồ hôitiết ra nhiều, bốc hơi làm giảm nhiệt trong cơ thể. 

Khi nhiệt độ thay đổi mà các cơchế bảo vệ thân nhiệt không điều hoà thích nghi được hoặc khi có những nguy cơtăng, giảm nhiệt khác thì một số bệnh liên quan tới sức nóng sẽ xảy ra. Đó làchuột rút, ngất xỉu, kiệt sức và nhất là cơn đột quỵ. là một cấp cứusinh tử, nạn nhân cần được điều trị ngay tại bệnh viện nếu không thì nguy cơthiệt mạng có thể xảy ra. Nạn nhân thường đổ mồ hôi nhiều, nhiệt độ cơ thể lêncao, da nóng, tim đập nhanh, huyết áp giảm. Trường hợp nặng có thể đưa tới tổnthương não bộ, kinh phong, liệt bán thân, hôn mê.

Ngủ theo mùa tốt cho sức khỏe

Sách Nội Kinh Trung Hoa có ghi: Ba tháng mùa Xuân là mùa dương khi sinh sôi bay bổ khắp nơi, mọi vật đều tốt, đêm ngủ dậy sớm, kẻo không thì thương tổn tạng Gan. Ba tháng mùa Hạ thì cỏ cây rậm rốt, muôn vật đơm bông kết trái, đêm ngủ dậy sớm, không chán ngày dài, khiến cho tình thương nới rộng, không đáp ứng thì tổn thương tạng Tâm. Mùa Thu khi trời đất quang minh, ngủ sớm dậy sớm, thức một lượt với gà, khiến cho phần khí an ninh; làm trái ngược thì thương tổn tạng Phổi. Mùa Đông ngủ sớm thức trễ, phải chờ có ánh nắng mới thức, tránh lạnh gần ấm, đừng để da thịt trầy trụa khiến cho phần khí bị hao, nếu không thì tạng Thận bị tổn thương.

Theo Lê Thu
Để khỏe khi "trái gió trở trời"




Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.