Dịch tay chân miệng lan rộng, dấu hiệu nào nhận biết bệnh sớm nhất?

Cả nước ghi nhận gần 2.100 trường hợp mắc tay chân miệng, Bộ Y tế khuyến cáo người dân cần đặc biệt quan tâm đến các biện pháp ngòng ngừa bệnh, dấu hiệu nhận biết.

Cả nước ghi nhận gần 2.100 trường hợp mắc tay chân miệng, Bộ Y tế khuyến cáo người dân cần đặc biệt quan tâm đến các biện pháp ngòng ngừa bệnh, dấu hiệu nhận biết.

Theo đại diện Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), dịch bệnh tay chân miệng đang lan rộng tại nhiều địa phương, với số người mắc tăng cao lên tới gần 2.100 trường hợp tại 57 tỉnh, thành phố. Theo đó, Cục Y tế dự phòng khuyến cáo, để chủ động phòng chống bệnh tay chân miệng, người dân cần thực hiện nghiêm túc 6 biện pháp sau:

1. Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng dưới vòi nước chảy nhiều lần trong ngày (cả người lớn và trẻ em). Đặc biệt, trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn/cho trẻ ăn, trước khi bế ẵm trẻ, sau khi đi vệ sinh, sau khi thay tã và làm vệ sinh cho trẻ.

2. Thực hiện tốt vệ sinh ăn uống: ăn chín, uống chín; vật dụng ăn uống phải đảm bảo được rửa sạch sẽ trước khi sử dụng (tốt nhất là ngâm tráng nước sôi); đảm bảo sử dụng nước sạch trong sinh hoạt hàng ngày; không mớm thức ăn cho trẻ; không cho trẻ ăn bốc, mút tay, ngậm mút đồ chơi; không cho trẻ dùng chung khăn ăn, khăn tay, vật dụng ăn uống như cốc, bát, đĩa, thìa, đồ chơi chưa được khử trùng.

dich tay chan mieng lan rong, dau hieu nao nhan biet benh som nhat? - 1

Bệnh tay chân miệng gia tăng (ảnh minh họa).

3. Thường xuyên lau sạch các bề mặt, dụng cụ tiếp xúc hàng ngày như đồ chơi, dụng cụ học tập, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, mặt bàn/ghế, sàn nhà bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường.

4. Không cho trẻ tiếp xúc với người bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh.

5. Sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh, phân và các chất thải của bệnh nhân phải được thu gom và đổ vào nhà tiêu hợp vệ sinh.

6. Khi phát hiện trẻ có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh cần đưa trẻ đi khám hoặc thông báo ngay cho cơ quan y tế gần nhất.

TS. Trần Đắc Phu - Cục trưởng Cục Y tế dự phòng cho biết, bệnh tay chân miệng là bệnh nhiễm virus cấp tính, lây truyền theo đường tiêu hóa, thường gặp ở trẻ nhỏ và có khả năng gây thành dịch lớn.

Theo TS. Phu, các bậc phụ huynh cần lưu ý dấu hiệu đặc trưng của bệnh tay chân miệng để có cách xử trí kịp thời. Bệnh nhân mắc tay chân miệng thường có biểu hiện sốt, đau họng, tổn thương niêm mạc miệng và da chủ yếu ở dạng phỏng nước thường thấy ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, đầu gối, mông.

“Hầu hết các ca bệnh đều diễn biến nhẹ, một số trường hợp, bệnh có thể diễn biến nặng và gây biến chứng nguy hiểm như viêm não - màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp dẫn đến tử vong nên cần được phát hiện sớm, điều trị kịp thời”, TS. Phu cảnh báo.

Theo các chuyên gia y tế, tất cả những người chưa từng mắc bệnh tay chân miệng đều có nguy cơ nhiễm bệnh. Bệnh xảy ra chủ yếu ở trẻ em dưới 10 tuổi, nhưng thường gặp nhất ở trẻ em dưới 5 tuổi. Các trẻ nhỏ thường dễ bị biến chứng nặng hơn.

Trẻ em có nhiều khả năng bị lây nhiễm và bị bệnh vì trẻ có ít kháng thể hơn người lớn và ít khả năng miễn dịch khi tiếp xúc. Hầu hết người lớn được miễn dịch, nhưng vẫn có trường hợp mắc bệnh.

dich tay chan mieng lan rong, dau hieu nao nhan biet benh som nhat? - 2

Trẻ em có nhiều khả năng bị lây nhiễm và bị bệnh vì trẻ có ít kháng thể hơn người lớn và ít khả năng miễn dịch khi tiếp xúc. Hầu hết người lớn được miễn dịch, nhưng vẫn có trường hợp mắc bệnh. (Ảnh minh họa, nguồn internet)

Thông thường thời gian ủ bệnh từ khi nhiễm bệnh tới khi khởi phát triệu chứng là 3-7 ngày. Sốt là triệu chứng đầu tiên của bệnh tay chân miệng, sốt thường kéo dài 24-48 giờ. Điều đáng chú ý, nhiễm virus đường ruột và bệnh tay chân miệng rất hay gặp ở phụ nữ mang thai vì họ thường xuyên tiếp xúc với mầm bệnh.

Hiện chưa có bằng chứng rõ ràng về việc nhiễm virus đường ruột, trong đó có virus gây bệnh tay chân miệng ở bà mẹ, có liên quan đến hậu quả bất lợi đặc biệt của thai kỳ (như phá thai, thai chết lưu hoặc dị tật bẩm sinh). Tuy nhiên, phụ nữ mang thai có thể truyền bệnh cho em bé nếu họ bị nhiễm một thời gian ngắn trước khi sinh đẻ hoặc có các triệu chứng tại thời điểm sinh.


Theo Khám Phá

bệnh trẻ em

bệnh chân tay miệng

bệnh lúc giao mùa


Trai trẻ và cái kết ê chề khi góp 'vốn tự có' vào công ty của quý bà hồi xuân đang cô đơn
Ngay buổi tối hôm đó, bà chủ giữ tôi ở lại với lý do giúp bà dọn dẹp căn phòng vừa bày biện cho buổi tiệc sinh nhật. Rồi cái gì đến phải đến khi bà chủ thủ thỉ ngọt ngào rằng nếu tôi “chiều” theo ý bà, bà sẽ dành cho tôi một suất là cổ đông trong công ty mà không cần có tiền góp vốn!

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.