Điểm mặt các loại đường hóa học có thể gây ung thư

Một số đường hóa học rất ngọt, đang được cấm sử dụng có thể gây ung thư, suy giảm chức năng gan.

Một số đường hóa học rất ngọt, đang được cấm sử dụng có thể gây ung thư, suy giảm chức năng gan.

Vào mùa hè, nhiều người bán chè để tăng thêm độ ngọt của chè và hạ giá thành đã sử dụng đường hóa học. Chỉ cần một lượng nhỏ đường hóa học có thể tăng thêm độ ngọt đến 30 lần so với đường thông thường.

* Axit hexamic (axit xyclamic): Là một loại bột tinh thể màu trắng, xốp, không hút ẩm. So với một số loại đường hóa học thông thường, axit hexamic ngọt gấp 30 lần.   
 
Khác với các loại đường khác, nó cho sản phẩm có vị ngọt lại kèm theo vị hơi chua. Khi so sánh với các axit hữu cơ và đường, người ta thấy cho 1,5g axit hexamic tương đương với 1g axit xitric và 1,12g xyclamat; pH của dung dịch 10% axit xyclamic là 1,3.
 
Người ta chưa cho phép sử dụng axit xyclamic vì nghi ngờ có thể gây ngộ độc cho con người, gây rối loạn chức năng gan và có thể là một trong những nguyên nhân gây ung thư. 
 
* Xyclamat: Đường này đang bị Việt Nam cấm không cho phép sử dụng. Trong công nghiệp thực phẩm sử dụng rộng rãi nhất là natri xyclamat (natri xyclohecxil sunfamat). Đây là một loại bột tinh thể trắng không mùi, hầu như không hoà tan trong rượu, ét xăng, clorofoc nhưng hoà tan rất tốt trong nước.   
 
Phương pháp sử dụng xyclamat được dùng trong công nghiệp thực phẩm ở nhiều nước từ giữa những năm 50 thế kỷ XX. 

Ảnh minh họa
 
Xyclamat không làm tác hại đến các men tiêu hoá. Thường ta sử dụng xyclamat ở dạng dung dịch nước nồng độ 15%. Như vậy, 1ml dung dịch này có độ ngọt tương đương 6g đường. Có thể cho xyclamat trực tiếp vào sản phẩm nếu có thể đảm bảo được khuấy đều để hoà tan hoàn toàn.   
 
Tuy nhiên, trong một số trường hợp xyclamat nhiều sẽ làm giảm độ bền của keo đông và chất đông. Xyclamat thường có vị dễ chịu hơn so với đường saccaroza.   
 
Xyclamat dễ quyện với mùi các hoa quả và nhiều khi còn làm tăng vị tự nhiên của quả. Xyclamat không bị caramen hoá do tác dụng nhiệt trong quá trình chế biến, nên nó rất thích hợp cho quay thịt và dăm bông.
 
Khi sử dụng xyclamat cùng với đường thấy xuất hiện tác dụng tương hỗ do kết quả làm cho độ ngọt chung tăng lên có thể tính bằng cách cộng các nồng độ. 
 
Cuối cùng không được dùng nó thay thế đường đối với thực phẩm mà đường là chất bảo quản như các loại mứt đặc và mứt dẻo. Còn đối với tất cả các trường hợp khác việc sử dụng nó hoàn toàn thích hợp.  
 
Tính độc hại: Xyclamat đang bị nghi ngờ có thể gây ngộ độc cho người, gây rối loạn chức năng gan và có thể là một trong các nguyên nhân gây ung thư.   


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.