Điều trị vô sinh: Đừng "khoán trắng" cho vợ

Khoảng 10% – 15% cặp vợ chồng trong tuổi sinh sản bị hiếm muộn. Nguyên nhân hiếm muộn do nam giới, đơn thuần hay kết hợp với vợ, chiếm ít nhất 50%.

Khoảng 10% – 15%  cặp vợ chồngtrong tuổi sinh sản bị hiếm muộn. Nguyên nhân hiếm muộn do nam giới, đơn thuầnhay kết hợp với vợ, chiếm ít nhất 50%.

1001... nguyên nhân vô sinhnam

Sự kiện

Điều trị vô sinh: Đừng "khoán trắng" cho vợ

Vợ chồng anh Nguyễn V.N. (30tuổi, Q.3, TP.HCM) đã có được một cô con gái. Sau sáu năm "kiêng cữ", anh muốncó thêm đứa con, nhưng không được. Anh yêu cầu vợ phải đi điều trị vô sinh. Tuynhiên, khả năng sinh sản của chị vẫn bình thường. Anh lại không nghĩ nguyên nhânhiếm muộn là do mình.

Hai vợ chồng đã uống đủ thứ thuốcNam, thuốc Bắc, đi chùa cầu con... Mất một thời gian dài không có kết quả, anhN. mới chịu kiểm tra sức khỏe. Kết quả: tinh dịch đồ của anh cho thấy mật độtinh trùng bị giảm đáng kể, và độ di động của tinh trùng cũng yếu rõ rệt.

Hiện nay, trung bình mỗi ngàykhoa Nam - BV Bình Dân khám 150 ca, trong đó 10 trường hợp giãn tĩnh mạch tinh -chiếm khoảng 80% trong những nguyên nhân gây vô sinh thứ phát ở nam như trườnghợp anh N. Sau mổ, 21% - 55% bệnh nhân vô tinh trước mổ sẽ có tinh trùng di độngtrở lại trong tinh dịch và ít nhất 25% những bệnh nhân này có thai tự nhiên. Vàđến 69% - 86% bệnh nhân bị thiểu nhược tinh nặng (<1 triệu con ml) tinh dịch đồ được cải thiện, 38% bệnh nhân sẽ làm cha, trong đó 21% là có thai tự nhiên.  < span>

Điều trị vô sinh: Đừng "khoán trắng" cho vợ

Đàn ông cũng nên đi khám để xem nguyên nhân gây vô sinh là do đâu đừng đổ hết lỗi lên đầu vợ

Bề ngoài anh Trần N.T. (Hà Nội)khá cao to, khỏe mạnh, sinh hoạt vợ chồng đều đặn, nhưng hơn hai năm cưới nhau,anh chị vẫn không thể có con. Thoạt đầu, thấy anh quá căng thẳng, chị N.B. vợanh đã tự đi kiểm tra tử cung - buồng trứng, rồi lẳng lặng mua đủ thứ thuốc đểanh bồi bổ, đồng thời thuyết phục anh vào TP.HCM để khám. Kết quả cho thấy,nguyên nhân vô sinh là do anh không có tinh trùng, vì hai ống dẫn tinh khônghoạt động.

Thực tế có vô số nguyên nhân gâyvô sinh và việc chẩn đoán rất phức tạp: miễn dịch, bất thường tinh dịch, bệnh lýtoàn thân (suy gan, suy thận, giãn tĩnh mạch...), dị tật bẩm sinh (lỗ tiểu đóngthấp hoặc đóng cao, dương vật cong...), tổn thương tinh hoàn, nhiễm trùng tuyếnsinh dục, tinh trùng bất thường (ít, di động yếu, dị dạng, không có tinh trùngdo tắc nghẽn hoặc không rõ nguyên nhân...).

Tuy nhiên, theo TS-BS NguyễnThành Như, Trưởng khoa Nam - BV Bình Dân, cũng có nhiều trường hợp các ông tựđịnh bệnh, cho rằng mình đã bị vô sinh vì mắc bệnh quai bị từ nhỏ mà không chịuđi chữa trị. Đó là một quan điểm sai lầm. Ở lứa tuổi dậy thì (12 - 13 tuổi), chỉ30% trường hợp có thể bị hư tinh hoàn. Trong khi đó, Việt Nam đã thực hiện thànhcông nhiều phương pháp để điều trị vô sinh nam. Kể cả khi tinh hoàn không sinhtinh, bằng kỹ thuật vi phẫu thuật trích tinh trùng từ tinh hoàn, các BS cũng cóthể tìm thấy một vài con tinh trùng nằm rải rác ở nhiều ngách trong tinh hoàn.

Tinh trùng ngày càng giảm

Theo ThS-BS Hồ Mạnh Tường - Thưký Hội Nội tiết sinh sản và vô sinh TP.HCM, tần suất vô sinh nam đang ngày càngtăng. Điều đó đồng nghĩa với số lượng và chất lượng tinh trùng ngày càng suygiảm. Các chuyên gia của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) từ năm 1978 đã biên soạn vàgiới thiệu một tài liệu đánh giá tinh dịch đồ. Năm 1999, tài liệu này đã thayđổi đến bốn lần, trong đó mật độ tinh trùng tối thiểu theo tiêu chuẩn  giảmxuống từ 40 triệu/ml xuống còn 20 triệu/ml.

Đến năm 2010, sau khi thu thập sốliệu từ 1953 mẫu tinh dịch của nam giới có khả năng sinh sản bình thường từ támquốc gia ở châu Mỹ, châu Âu và châu Á, các chỉ số bình thường của tinh dịch đồlại được điều chỉnh giảm xuống, còn 15 triệu/ml. Tuy nhiên, nhiều trường hợp,nam giới có tinh dịch đồ bình thường nhưng tinh trùng vẫn hoạt động kém (bấtthường chức năng tinh trùng, khả năng thụ tinh với trứng giảm).

BS Mạnh Tường cho biết: "Việcthay đổi lối sống và môi trường trên thế giới là một trong những nguyên nhânchính dẫn đến việc con người ngày càng tiếp xúc nhiều hơn với các tác nhân ảnhhưởng xấu đến khả năng sinh sản của nam giới: chế độ ăn không tốt cho sức khỏe,tỷ lệ béo phì ngày càng tăng, hút thuốc lá, ô nhiễm không khí từ các phương tiệngiao thông, nhà máy, ô nhiễm nguồn nước sử dụng, thực phẩm chứa độc chất...

Nhiều nghiên cứu cho thấy,việc tiếp xúc với nhiệt độ cao, ô nhiễm môi trường và hóa chất công nghiệp... cóthể gây tổn thương cấu trúc di truyền của tinh trùng. Những tổn thương này cóthể dẫn đến tinh trùng dị dạng, giảm khả năng thụ tinh... Điều này kéo theo việcgiảm khả năng thụ tinh của trứng và tinh trùng, khả năng làm tổ của phôi và tăngkhả năng sẩy thai".

Hiện nay, các biện pháp hỗ trợsinh sản như thụ tinh trong ống nghiệm và kỹ thuật tiêm tinh trùng trực tiếp vớitrứng để tạo phôi (ICSI) đã giúp tinh trùng vượt qua các trở ngại ở đường sinhdục nữ và các hàng rào bảo vệ trứng. Điều đó đã giúp các cặp vợ chồng có con,nhưng không thể điều trị triệt để được nguyên nhân gây vô sinh.

Theo An Quí
Điều trị vô sinh: Đừng "khoán trắng" cho vợ



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.