Dinh dưỡng ngừa bệnh thiếu máu

Thiếu máu là một sự cố, trong đó có sự suy giảm về kích thước cũng như số lượng hồng huyết cầu trong cơ thể, nguyên nhân chủ yếu do khẩu phần ăn.

>> Thiếu máu ở trẻ

Triệu chứng phổ biến của thiếu máu là mất tập trung, mệt mỏi, chán ăn, khả năng làm việc kém, hay tê nhức chân tay, niêm mạc mắt trắng nhợt nhạt thay vì đỏ tươi, da xanh xao, móng tay móng chân mỏng và dễ gãy, hệ miễn dịch suy yếu...

Nguyên nhân gây thiếu máu

Triệu chứng phổ biến của thiếu máu là mất tập trung, mệt mỏi, chán ăn, khả năng làm việc kém...

Thiếu máu chủ yếu do khẩu phần ăn còn thiếu những thực phẩm giàu chất sắt, nhất là nguồn sắt từ các thức ăn có nguồn gốc động vật. Ngoài ra, việc thiếu hụt một số vitamin quan trọng như vitamin C, B12, B6, B9 (axit folic) cũng làm tăng nặng tình trạng thiếu máu. Ở phụ nữ, do đặc điểm bị mất máu trong các chu kỳ kinh, lúc sinh nở và nhất là tăng nhu cầu chất sắt khi mang thai nên tỉ lệ thai phụ thiếu máu rất cao, đồng thời thiếu máu cũng dẫn đến nhiều nguy hại đối với đối tượng này. Ở nam giới và phụ nữ sau mãn kinh, thiếu máu thường do nguyên nhân xuất huyết kéo dài ở đường tiêu hóa như loét tá tràng, dạ dày, ung thư đại tràng, bệnh trĩ... Ở nước ta, nhiễm ký sinh trùng cũng là nguyên nhân góp phần làm tăng tỉ lệ thiếu máu trong cộng đồng, đáng nói nhất là ký sinh trùng sốt rét và giun móc.

Chế độ ăn đề phòng thiếu máu

Nếu bảo đảm chế độ dinh dưỡng hợp lý, bạn có thể khắc phục tình trạng thiếu máu. Điều đáng nói là không chỉ những người có cuộc sống kinh tế thiếu thốn mới mắc bệnh, ngay cả những người không tuân thủ chế độ dinh dưỡng tốt cũng có thể bị mắc bệnh.

- Tăng cường vitamin B12: Thành phần khoáng vi lượng hiện hữu trong các thực phẩm có nguồn gốc từ động vật, nhưng có rất ít hoặc không có trong thực phẩm nguồn gốc từ thực vật. Thực phẩm chứa nhiều vitamin B12 có nhiều trong sữa chua, thịt nạc các loại, phô-mai, trứng, sữa bò... Có thể dùng thêm viên bổ sung B12 nếu cơ thể thiếu hụt trầm trọng loại vitamin này. Nhưng cần tham vấn ý kiến của bác sĩ đề phòng sử dụng quá liều lượng cho phép.

- Bổ sung axit folic: Axit folic cần được cơ thể hấp thu một cách trực tiếp từ các thực phẩm như trái cây tươi, trứng, sữa, ngũ cốc, gan động vật... Loại axit này có khuynh hướng dễ bị phân hủy khi chế biến, vì thế tránh nấu quá chín. Một số vitamin khác có liên quan đến bệnh thiếu máu như vitamin B6, C, và E, nếu cơ thể bị thiếu hụt lâu ngày. Nguyên nhân do giảm sút sự tổng hợp huyết cầu tố làm cho mảng hồng cầu mỏng đi dẫn đến dễ bị tiêu huyết, gây chảy máu nướu răng đồng thời làm hạn chế khả năng hấp thụ chất sắt trong cơ thể. Người nghiện rượu có nguy cơ bị thiếu máu rất nhanh, chỉ trong khoảng vài tháng do thiếu axit folic.

- Hấp thu đủ chất sắt: Lượng chất sắt cơ thể cần hấp thu hàng ngày là 10mg đến 13mg ở trẻ vị thành niên, 7mg ở nam giới trưởng thành và 12mg đến 16mg ở phụ nữ đang độ tuổi sinh sản. Nên chú trọng những thực phẩm chứa nhiều chất sắt như thịt gà, trứng, sữa, nho khô, bắp, thực phẩm chứa nhiều chất xơ, sò biển, huyết và gan heo, gan bò... Chất sắt dạng hiện hữu trong thực phẩm dưới hai dạng chính: nguồn gốc thực vật và động vật. Chất sắt mang huyết cầu tố được cơ thể hấp thu một cách trọn vẹn trong thực phẩm nguồn gốc động vật như gan, cật, thịt đỏ, gia cầm... Tuy nhiên, nguồn chất sắt thực vật như bột ngũ cốc tăng cường chất sắt, rau củ, rau lá xanh không được hấp thu dễ dàng bằng.Thiếu chất sắt có thể do cấu trúc dinh dưỡng kém, chẳng hạn như chế độ ăn của người ăn kiêng, ăn chay, có độ hấp thu năng lượng thấp. Những chu kỳ hành kinh nặng nề, viêm loét đường ruột và cơ thể tiết nhiều mồ hôi cũng gia tăng nguy cơ này. Nếu cơ thể thiếu hụt chất sắt trầm trọng, cần tham vấn ý kiến của bác sĩ.

Những lưu ý khác

Nên kiểm tra sức khỏe định kỳ để kịp thời phát hiện bệnh và có giải pháp chữa trị kịp thời. Lưu ý những đối tượng cần bổ sung chất sắt có nguy cơ thiếu máu cao (nếu cần thiết) như phụ nữ có thai, bé gái dậy thì, người đau ốm, bệnh tật...

Đa dạng hóa khẩu phần ăn bằng những loại thực phẩm khác nhau. Có thể chia bữa ăn nhỏ thành nhiều lần trong ngày.

Hạn chế các loại thực phẩm lạnh, khó tiêu hóa vì chứa nhiều chất béo.

Theo Thùy Như



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.