Đừng coi thường vi rút cúm từ gia cầm, nó "ăn phổi" người rất nhanh

Xâm nhập vào Việt Nam khoảng 10 năm nay cúm A(H5N1) lây từ gia cầm đến người vẫn luôn là ám ảnh của các bác sĩ, nhất là những bác sĩ từng điều trị cho bệnh nhân này.

Xâm nhập vào Việt Nam khoảng 10 năm nay cúm A(H5N1) lây từ gia cầm đến người vẫn luôn là ám ảnh của các bác sĩ, nhất là những bác sĩ từng điều trị cho bệnh nhân này.

70 người theo dõi cúm A (H5N1)

Theo thông tin từ Nam Định, các cơ sở y tế ở địa phương này đã lập danh sách 70 người đã tiếp xúc với gia cầm ốm, chết ở các ổ dịch A/H5N1 để theo dõi tình hình sức khỏe theo quy định.

Các trường hợp có tiền sử tiếp xúc với gia cầm ốm, chết được lưu ý để báo cho Trung tâm y tế huyện, thành phố, Trung tâm y tế dự phòng lấy mẫu bệnh phẩm gửi về Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương xét nghiệm và triển khai kịp thời các biện pháp cách ly, điều trị, phòng chống dịch bệnh.

Từ đầu năm đến nay, dịch cúm gia cầm A/H5N1 tiếp tục xảy ra ở 8 hộ chăn nuôi của 3 xã thuộc huyện Vụ Bản và Trực Ninh. Tổng số gia cầm phải tiêu hủy lên tới trên 9.100 con (trong đó, 8.930 con vịt, 240 con gà).

Theo Tổ chức Y tế thế giới, trong tháng 01/2017 đã xảy ra một dịch cúm A(H5N1) trên gia cầm tại tỉnh Sveyrieng (Campuchia) là tỉnh có chung đường biên giới khu vực Tây Nam của nước ta.

Cúm A(H5N1) đang có những diễn biến phức tạp trên các đàn gia cầm hoặc gây bệnh trên người nêu trên, hiện nay thế giới cũng đang ghi nhận cúm A(H5N6), cúm A(H5N8), cúm A(H7N9) gây dịch trên các đàn gia cầm tại một số nước châu Âu, châu Á. Tại Việt Nam cũng ghi nhận rải rác ổ dịch cúm A(H5N6) trên đàn gia cầm tại một số tỉnh, thành phố.

Ông Trần Đắc Phu – Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cho biết vi rút cúm A(H5N1) khi lây nhiễm trên các đàn gia cầm thường gây hiện tượng chết gia cầm hàng loạt nên dễ phát hiện các ổ dịch.

Tuy nhiên, theo kết quả giám sát gần đây, trên các đàn ngan, vịt có hiện tượng nhiễm vi rút cúm A(H5N1) nhưng không có biểu hiện bệnh. Bệnh do cúm A(H5N1) trên người thường có triệu chứng nặng, tỷ lệ tử vong có thể tới 50%.

Phổi ứ nước nẫu như bùn

Người bệnh nhiễm cúm A(H5N1) thường có những biểu hiện giống với cúm thông thường và kèm theo một số dấu hiệu nguy hiểm hơn. Mùa đông thời tiết trở lạnh là dịp cao điểm dễ bùng phát thành dịch.

Các dấu hiệu sớm của bệnh cúm gia cầm A(H5N1) thường bắt đầu trong vòng 2-5 ngày kể từ ngày bị nhiễm trùng. Với những triệu chứng điển hình như sốt cao liên tục trên 39 độ C, đau đầu, đau mỏi cơ, đặc biệt là đau tăng khi ho, ho, đau họng, đau nhức cơ bắp, viêm màng kết.

Một số bệnh nhân có triệu chứng buồn nôn, khó thở. Ngoài ra, bệnh nhân có thể tức ngực, tim đập nhanh, nhịp thở thanh, dần dần bệnh nhân bị suy hô hấp dẫn đến suy đa phủ tạng, dẫn đến tử vong.

Do diễn biến nhanh và tính chất nghiêm trọng của bệnh, nếu không được phát hiện và xử trí kịp thời sẽ dẫn đến viêm phổi nặng, suy hô hấp cấp, suy các phủ tạng và tử vong.

Đùng coi thường vi rút cúm từ gia cầm, nó ăn phổi người rất nhanh - Ảnh 1.

Bệnh nhân mắc cúm phổi bị tấn công nhanh nhất

Giáo sư Nguyễn Gia Bình – Trưởng khoa Hồi sức tích cực Bệnh viện Bạch Mai cho biết, lần đầu tiên ông tiếp cận với bệnh nhân bị cúm A (H5N1) đó là cách đây hơn 10 năm. Bệnh nhân tên Phúc vào viện với các biểu hiện của cúm thường nhưng chỉ khác là bệnh diễn biến nhanh, vi rút xâm nhập vào các phế nang của phổi khiến cho việc trao đổi khí trong phổi không thể làm được.

Bình thường phổi khô và xơ nhưng các bác sĩ giật mình khi phổi của bệnh nhân này ứ nước lại và "nẫu như bùn". Giáo sư Bình kể lúc đó ông còn chưa biết bệnh gì thì tại Bệnh viện Nhi trung ương bác sĩ cũng phát hiện có bệnh nhi có dấu hiệu như thế.

Phổi bị tổn thương nặng, bắt buộc phải sử dụng máy thở để thay thế. Tuy nhiên, bệnh nhân lại có biến chứng tràn khí.

Các bác sĩ phải sử dụng phương pháp lọc máu liên tục, dùng quả lọc chuyên biệt nhằm hấp phụ các nội độc tố đang lưu hành trong máu làm giảm bớt các phản ứng viêm và tổn thương các cơ quan.

GS Bình nhớ để điều trị cho bệnh nhân nhiễm cúm A(H5N1) này, bác sĩ của khoa đã phải áp dụng kỹ thuật mới nhất để cứu bệnh nhân. Có những ngày cả khoa đứng trông một bệnh nhân để theo dõi họ bất cứ lúc nào nếu có tai biến xảy ra.

Dù đã hơn mười năm, GS Nguyễn Gia Bình cho biết mỗi khi nhớ lại các bệnh nhân phổi bị tổn thương do cúm A(H5N1) ông lại ái ngại. Nhất là tình hình giết mổ gia cầm ở Việt Nam quá lỏng lẻo, người dân ở đâu cũng mang được gà đi khắp thành phố nên dịch có thể xảy ra bất cứu lúc nào.


Theo Trí Thức Trẻ

cúm gia cầm

cúm A (H5N1)


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.