Dùng thuốc gì cho ngày Tết?

Dịp Tết, miền Bắc trời thườngrét, còn miền Nam cũng có chút gió lạnh, nhưng rét hay lạnh thì đêm 30 Tết cũngkhó mà ngồi yên trong nhà.

Dịp Tết, miền Bắc trời thườngrét, còn miền Nam cũng có chút gió lạnh, nhưng rét hay lạnh thì đêm 30 Tết cũngkhó mà ngồi yên trong nhà.
 
Để chống nhiễm lạnh, trước khi ra ngoài trời bạn hãy mặc đủ ấm, uống một táchtrà gừng nóng giúp cơ thể ấm lên rồi ngậm một lát gừng tươi. Ăn một tô cháo ThịNở (với hành hoa, tía tô) cũng là cách hay giúp bạn phòng và trị cảm lạnh. Nênmua sẵn thuốc chống cảm cúm (Tiffy, Rhumenol),giảm sốt, giảm đau (Efferangan,Panadol), giảm ho (bổ phế, bạch long thủy, viên ngậm bạc hà), lọ dầu gió, hộpcao sao vàng... phòng khi cảm lạnh.

Tết, đến nhà ai cũng được mờichào ăn uống, sướng mình nhưng khổ cho "ông anh ruột"! Quá tải đồ ăn thức uống,ăn phải thức ăn bị nhiễm khuẩn là những nguyên nhân để dễ dẫn đến rối loạn tiêuhóa. Đau bụng, chướng bụng, tiêu chảy, đầy hơi, buồn nôn là những dấu hiệuthường gặp. Cần phải ngừng ăn thức ăn nghi ngờ, điều chỉnh lượng thức ăn cho cânđối, chú trọng vệ sinh khi chế biến. Xoa cao vào vùng rốn, nướng củ gừng tươigiã nhuyễn, cho vào nước sôi chắt lấy nước uống sẽ làm cho ấm bụng và giảm nhuđộng ruột. Để điều trị, có thể dùng Oresol chống mất nước, than thảo mộc hoặcSorbitol gây nôn, Motilium-M chống đầy hơi, Berberine làm giảm số lần tiêu chảy,men tiêu hóa (Colesubtin, Antibio) để cân bằng môi trường ruột, dạ dày.

Dùng thuốc gì cho ngày Tết?

(Ảnh minh họa)

Ngày Tết ta hay "dịch chuyển" đểthăm người thân, bạn bè. Đề phòng say xe bạn nên chọn chỗ ngồi phù hợp (xe ngồiđầu, tàu ngồi cuối), mắt nhìn thẳng, ngậm một miếng gừng trong miệng. Trữ sẵnthuốc chống say (Cin-narizine, Neuremine), miếng dán chống say trong túi xách vàdùng trước khi xuất phát ít nhất một giờ. Đi chơi xa thì nên mang theo túi cứuthương đựng bông băng, cồn sát trùng, băng dính Urgo, túi nôn.

Uống rượu bia là điều không thểđừng được trong ngày Tết, nhất là với nam giới. Không say là không hết mìnhnhưng say quá có thể mất mình! Đề phòng say rượu không khó, chỉ cần bạn biếtđiểm dừng, ăn lót dạ hoặc uống một cốc sữa nóng trước khi uống rượu bia, ăn vàuống xen kẽ nhau. Người bị mắc các bệnh về gan, dạ dày, tim mạch cần nói khôngvới rượu bia. Trong trường hợp có người nhà say rượu bia, nên đưa họ vào nơi kíngió, cho uống nước cam (chanh, quất) hoặc nước chè tươi pha đường, nước lá sốngđời (nếu nhai sống được thì càng tốt). Xoa nước gừng nóng vào lòng bàn tay,chân. Nếu thấy người say đau đầu, vật vã, chân tay lạnh thì phải đưa đến bệnhviện ngay.

Ngày đầu năm, tần suất giao tiếpnhiều nên khả năng để vi khuẩn giao lưu cũng tăng cao. Hãy nhớ thường xuyên rửatay bằng xà phòng diệt khuẩn, súc miệng nước muối, nhỏ mắt mũi bằng dung dịchNatriclorid 0,9%. Những việc này tuy đơn giản nhưng lại làm giảm khả năng lâylan bệnh tật rất hữu hiệu.

Tết cũng là dịp người ta thườngdễ dãi với bản thân mình, bỏ quên những chế độ ăn uống, sinh hoạt, tập luyệnngày thường nên rất dễ tăng cân, bệnh mới xuất hiện, bệnh cũ nặng thêm. Vì vậy,hãy cố gắng không thay đổi hoặc thay đổi ở mức thấp nhất nhịp độ cuộc sốngthường nhật. Người phải dùng thuốc hàng ngày, người bị bệnh tiểu đường, mỡ máu,huyết áp cao, tim mạch... phải đảm bảo duy trì việc dùng thuốc trong kỳ nghỉ Tếttheo chỉ dẫn của bác sĩ. Kiểm tra số lượng thuốc và bổ sung cho đủ dùng, tránhđể người bệnh không có thuốc uống vì cửa hàng đóng cửa.

Theo Bác sỹ Đào Tuyết
Dùng thuốc gì cho ngày Tết?



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.