Đừng xem thường táo bón ở trẻ em: Một triệu chứng cảnh báo hàng chục bệnh nguy hiểm

Trẻ nhỏ táo bón là triệu chứng thường xuyên, thậm chí có những bé mỗi lần đi vệ sinh là một cực hình. Các bác sĩ cho rằng táo bón cần phải tìm nguyên nhân và điều trị dứt điểm.

Trẻ nhỏ táo bón là triệu chứng thường xuyên, thậm chí có những bé mỗi lần đi vệ sinh là một cực hình. Các bác sĩ cho rằng táo bón cần phải tìm nguyên nhân và điều trị dứt điểm.

Khổ vì táo bón

Đưa con đến khám tại Bệnh viện Nhi trung ương, chị Hoàng Thị Diệu Thùy trú tại Mỹ Đình, Nam Từ Liêm, Hà Nội tâm sự, con trai 13 tháng tuổi nhưng mỗi lần đi vệ sinhvới cháu là một cực hình vì chứng táo bón. Nhìn con nhăn nhó, đau và sợ đi đại tiện, chị xót ruột quá, làm nhiều cách vẫn chưa dứt được.

Gầy đây, bé đi vệ sinh còn kèm theo cả máu tươi. Đi vệ sinh xong cháu khóc vì đau hậu môn. Chị đưa con đi kiểm tra bác sĩ cho biết cháu bị táo bón cơ năng do thói quen sinh hoạt.

Chị Thùy tâm sự bé lười ăn nên ăn ít, đặc biệt lười ăn rau. Chị Thùy chỉ còn cách chữa táo bón cho con bằng đổi hết loại sữa này đến loại sức khác nhưng chẳng ăn thua.

Không chỉ riêng con chị Thùy mà tại bệnh viện Nhi trung ương có nhiều cháu bé bị táo bón phải đến viện có những cháu đi khám phát hiện ra bệnh nặng hơn như phình đại tràng bẩm sinh. Nhiều bệnh nhi vào cấp cứu vì tắc ruột do táo bón lâu ngày.

Đừng xem thường táo bón ở trẻ em: Một triệu chứng cảnh báo hàng chục bệnh nguy hiểm - Ảnh 1.

Táo bón là chứng bệnh nhiều trẻ em gặp phải

Bác sĩ Đỗ Văn Đô – Khoa Gan mật, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, táo bón ở trẻ con không thể xem thường. Với người lớn, chứng táo bón được định nghĩa đi ngoài dưới 3 lần/tuần nhưng với trẻ em, quan điểm về táo bón lại khác. Bởi vì trẻ em số lần đi ngoài phù hợp với từng lứa tuổi.

Bình thường em bé sơ sinh "xì xoẹt"" 4 - 5 lần/ngày nhưng em bé sơ sinh ngày đi ngoài 1 lần, phân bất thường có thể đó là táo bón. Ngoài số lần đi ngoài, tính chất phân của con các mẹ nên xem có bất thường không. Đặc điểm tính chất phân ở trẻ sơ sinh phân mềm, nát còn em bé phân cứng, dẻo dính là táo bón. Biểu hiện bé đi ngoài khó, khóc vì đau, có máu trong phân.

Bác sĩ Đô cho rằng việc táo bón ở trẻ không phải là chứng do ăn uống mà táo bón đôi là bệnh lý tiêu hóa, nếu em bé kèm theo sốt, nôn, táo bón có thể là viêm màng não. Đau bụng táo bón do tắc ruột.

Trẻ sơ sinh táo bón kéo dài kèm theo triệu chứng khác như vàng da, rốn lồi. Đây là triệu chứng suy giáp trạng bẩm sinh vì đây là bệnh cấp tính, can thiệp sớm có hiệu quả tốt, muộn thì lại bị phiền phức.

Ngoài ra, táo bón còn là triệu chứng của bệnh phình đại tràng bẩm sinh, bản thân đại tràng cháu bé có bất thường táo bón với bệnh lý này, em bé phải can thiệp bằng mổ không can thiệp bằng nội khoa được.

Trẻ sơ sinh cũng nên uống nước

Bác sĩ Đô cho biết đối với các triệu chứng táo bón cơ năng, thể này liên quan đến chuyện ăn uống, đi ngoài, thói quen sinh hoạt, nhóm này tỷ lệ gặp nhiều nhất.

Ngoài ra táo bón còn có các yếu tố khác gây nên như tâm lý, dùng thuốc an thần, trầm cảm, ngộ độc chì ác bệnh chuyển hóa, rối loạn điện giải như canxi... các bệnh khác như bệnh về thần kinh, rối loạn tủy, dị dạng cột sống nó cũng gây táo bón.

Tuy nhiên các bác sĩ gặp nhiều nhất là bệnh nhi bị táo bón cơ năng liên quan đến vấn đề ăn uống ăn ít chất xơ, thói quen uống nước, nhịn đi ngoài. Gần đây bác sĩ gặp các em có điều kiện vệ sinh sạch sẽ khi đến trường vệ sinh không sạch em bé ăn uống ở trường không đúng như ở nhà và em bé phải nhịn đi ngoài gây ra táo bón.

Đừng xem thường táo bón ở trẻ em: Một triệu chứng cảnh báo hàng chục bệnh nguy hiểm - Ảnh 2.

Bác sĩ Đỗ Văn Đô

Khi thấy con bị táo bón, bác sĩ Đô cho biết việc đầu tiên các mẹ nên xem lại chế độ ăn của mình (nếu đang cho con bú) và của bé xem ăn đủ chưa, uống đủ nước chưa, chế độ ăn có hợp lý không.

Bác sĩ Đô cho biết nhiều người cho rằng trẻ sơ sinh chỉ bú sữa là đủ nhưng đây là quan niệm sai vì trẻ sơ sinh cũng cần uống nhiều nước nếu em bé không đủ nước, khi em bé sơ sinh cho thêm nước lọc thì em bé đi ngoài rất tốt, mẹ ăn nhiều chất xơ.

Nếu ăn uống không có xơ làm cho phân ít, phân đọng trong ruột nhiều hơn sẽ gây đi ngoài khó.

Táo bón ở trẻ cũng rất nguy hiểm vì cấu trúc sinh lý thì không như ruột người lớn bị táo bón kéo dài, giãn ruột kéo dài gây ngộ độc, viêm ruột, tắc ruột, thủng ruột, rối loạn hấp thu gây thiếu sắt, ảnh hưởng đến tăng trưởng của trẻ.

Đứng trước bệnh nhân táo bón, các mẹ phải lưu ý không nên vội vàng dùng thuốc men việc đầu tiên phải loại trừ bằng được các bệnh ngoại khoa và cấp tính tránh để muộn gây biến chứng bất thường.

Khi sử dụng thuốc nhất là các loại thuốc nhuận tràng, bác sĩ Đô cho biết không được lạm dụng bởi vì thuốc nhuận tràng nếu dùng sai liều lại gây ra tiêu chảy.

Ngoài ra, bác sĩ Đô nhấn mạnh tốt nhất là các mẹ hãy tự xử chứng táo bón cho con bằng chế độ ăn tạo thói quen ăn nhiều rau và thường xuyên sử dụng các thủ thuật hỗ trợ xoa bụng cho con để giúp giảm táo bón.

Đặc biệt, bác sĩ Đô cho rằng nên tập cho trẻ thói quen đi vệ sinh theo giờ nhất định như buổi sáng khi ngủ dậy hoặc sau bữa cơm chiều để cho trẻ tập rặn và không gây ứ đọng phân trong ruột.

Trong bữa ăn hàng ngày nên tăng ăn thức ăn nhuận tràng như khoai lang, rau củ quả, nước ép của quả mận, ngô đen, đu đủ xanh ninh cháo, quả su su... Đây là thực phẩm chống táo bón tốt.

Khi con có triệu chứng táo bón kéo dài, chế độ ăn không ổn, chậm lớn, biếng ăn, gây nôn, trướng bụng, đang táo bón đột nhiên tiêu chảy cần cho bé đến gặp bác sĩ khám và tư vấn.


Theo Trí Thức Trẻ

bệnh trẻ em

táo bón

nguyên nhân táo bón


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.