Giải "nội nhiệt" của người xưa

Ít ai biết rằng mất nước, ăn uống nhiều chất cay, áp lực công việc sẽ khiến cơ thể sinh "nội nhiệt". Căn bệnh này có thể được giải tỏa nhanh bằng những loại hoa cỏ vốn có sẵn trong cuộc sống...

Ít ai biết rằng mất nước, ăn uống nhiều chấtcay, áp lực công việc sẽ khiến cơ thể sinh "nội nhiệt". Căn bệnh này có thểđược giải tỏa nhanh bằng những loại hoa cỏ vốn có sẵn trong cuộc sống...

Lương y Định Công Bảy - Tổng thưký Hội dược liệu TP.HCM, khẳng định: "Dùng thảo dược cân bằng nhiệt là cáchlàm nhanh chóng và hiệu quả nhất. Chúng có thể làm thuyên giảm những bệnh nhiệtsau vài giờ".

Theo ông, nguyên nhân hình thànhbệnh nội nhiệt là do tác động từ bên ngoài của môi trường hoặc do chế độ ăn uốngvới các triệu chứng thường thấy là sốt, mệt mỏi, tiểu ít, táo bón...

Trong những trường hợp này, dùngthảo dược để hạ nhiệt là phương pháp mang lại hiệu quả nhanh, ít tốn kém mà lạikhông gây phản ứng phụ. Ngoài các loại rau, trái như: dừa, dưa hấu, thanh long,mủ trôm, rau má, atisô, nhân trần, sương sâm... có tác dụng làm mát cơ thể,người bệnh còn có thể dùng các loại thảo dược được bày bán ở các cửa hàng đôngdược để chế biến món ăn, thức uống... để hạ nhiệt.

Hạ nhiệt bằng món ăn

Các món ăn giải nhiệt rất quenthuộc dễ thực hành mà có lẽ ai cũng đã từng dùng qua. Nhưng, ít ai nghĩ rằngchúng có công dụng rất tốt trong việc giải nhiệt.

Giải "nội nhiệt" của người xưa
Canh bồ ngót có tác dụng giải nhiệt rất tốt

Chẳng hạn, canh bồ ngót nấu hếnngoài việc cung cấp một lượng canxi đáng kể còn có tác dụng giải nhiệt cho cơthể trong mùa nắng nóng, trị chứng táo bón, khó tiểu, u nhọt...

Theo quan niệm của y học cổtruyền, thịt hến vị ngọt, tính hàn, tác dụng thanh nhiệt, trừ thấp, giải độc,nhuận trường, mát gan, thông tiểu nên rất tốt cho người bị nhiệt độc thường sinhmụn nhọt, táo bón, tiểu tiện khó, viêm gan, vàng mắt, tiểu đường. Rau bồ ngót cóvị ngọt, tính mát, tác dụng bổ huyết, giải nhiệt, nhuận trường...

Canh thịt với rau tần ô cũng cótác dụng thanh nhiệt, kích thích tiêu hóa, ho, viêm họng do nhiệt. Đó là nhờthịt nạc vị ngọt, tính bình, không độc, tác dụng bổ huyết, nhuận trường, kết hợpvới rau tần ô có vị ngọt nhạt, hơi đắng, the, mùi thơm, tính mát.

...đến thức uống giải nhiệt

Về thức uống, có rất nhiều loạirau quả được bán đại trà ở siêu thị, chợ... có thể giúp bạn bớt "nóng trongngười."

Cụ thể, nước chanh, nước cà rốtngoài tác dụng giải nhiệt, chống nóng, kích thích tác dụng giải nhiệt, chốngnóng, kích thích tiêu hóa còn tác dụng trong việc cải thiện thị lực, thích hợpvới trường hợp mắt bị mệt mỏi.

Giải "nội nhiệt" của người xưa
Nước chanh có tác dụng giải nhiệt, chống nóng rất tốt

Thơm, lê là hai loại có công dụnggiải nhiệt cao. Chỉ cần xay nhuyễn nửa trái thơm với một trái lê rồi cho thêmchút mật ong vào khuấy đều với ít muối sẽ giúp cơ thể bổ sung nước và muốikhoáng bảo vệ làn da luôn mát mẻ trước nhiệt độ cao.

Sữa chua, nước ép cà chua rấtgiàu vitamin A và C nên có tác dụng bồi dưỡng, chống nóng và dưỡng da rất tốt.Ngoài ra, trà thảo mộc với các thành phần thường dùng như: cam thảo, cúc hoa, hạkhô thảo, kim ngân hoa, hoa sứ đỏ, quả la hán, mộc miên hoa, lương phấn thảo,bung lai... để chế thành rất nhiều loại trà thảo dược có công dụng khá nhau từlàm đẹp, giảm béo chống ung thư, giải nhiệt...

Và những món chè đơn giản

Ngoài những món ăn, thức uốngtrên, những người "hảo ngọt" cũng có thể giải nhiệt bằng những món chè đơn giảnnhưng giúp cơ thể hồi phục sức khỏe nhanh chóng do "nội nhiệt".

Chè đậu xanh là món chè đơn giảnvà gần gũi với mọi nhà. Món chè này có tác dụng thanh nhiệt giải độc, trừ khát,tiêu thủy thũng, chứa chứng cao mỡ máu, dự phòng chứng sốt cao miệng khát, trúngnắng...

Giống chè đậu xanh, chè sen cũngcó tác dụng giải nội nhiệt rất tốt. Chè hạt sen nấu đường phèn, thêm ít gạo nếpcó công dụng dưỡng tâm an thần, kiện toàn chức năng tiêu hóa, cầm tiêu chảy, bổthận, chống di tinh, trì hoãn lão hóa, tăng sự thèm ăn.

Nếu không dùng hạt sen, bạn cóthể dùng củ sen để nấu chè với một ít nếp. Món  này giúp thanh nhiệt tạo thểdịch, kiện toàn chức năng tiêu hóa, bổ máu, cầm tiêu chảy. Chè sen nên ăn nóngvào sáng và chiều.

Không thua kém gì chè sen, chèđậu ván cũng có công dụng kiện toàn hệ tiêu hóa, phiền khát mùa hè...

Theo Bảo Trân
Giải "nội nhiệt" của người xưa



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.