Hà Nội gia tăng số trẻ mắc tay chân miệng

Trong 3 tháng đầu năm, số ca mắc tay chân miệng ở Hà Nội tăng liên tiếp, đáng lưu ý đã có 2 ca dương tính với virus EV71.

 Trong 3 tháng đầu năm, số ca mắc tay chân miệng ở Hà Nội tăng liên tiếp, đáng lưu ý đã có 2 ca dương tính với virus EV71.

Ông Nguyễn Nhật Cảm, Giám đốc Trung tâm Y tế Dự phòng Hà Nội cho biết, từ đầu năm đến nay, toàn thành phố ghi nhận 176 ca mắc tay chân miệng rải rác tại 19 quận, huyện.

Trong đó, tháng 1 có 52 ca, tháng 2 có 47 ca, đến nay mới nửa đầu tháng 3 nhưng đã ghi nhận 73 ca, trong đó có 2 ca dương tính với virus EV71, tuy nhiên chưa có trường hợp tử vong.

Do đang ở thời điểm thuận lợi của bệnh tay chân miệng bùng phát, Sở Y tế Hà Nội yêu cầu tất cả trạm y tế các quận, huyện, thị xã phát hiện sớm ca bệnh, khống chế không để dịch lây lan; phối hợp với phòng giáo dục tuyên truyền về các biện pháp phòng bệnh cho học sinh, khuyến cáo phụ huynh khi có trẻ mắc bệnh phải thông báo cho nhà trường và cơ sở y tế để có biện pháp cách ly kịp thời. Các trường học cũng cần được hướng dẫn cách phòng bệnh như: vệ sinh lớp học (sàn nhà, bàn ghế, đồ chơi...) bằng xà phòng hoặc chloramin B...

tay chân miệng, dịch tay chân miệng, y tế dự phòng
Những biểu hiện dễ thấy của bệnh tay chân miệng

Tay chân miệng là một bệnh truyền nhiễm cấp tính lây truyền qua đường tiêu hóa, hay gặp ở trẻ dưới 3 tuổi, hiện chưa có vắc xin phòng bệnh và thuốc điều trị đặc hiệu.

Khi mắc tay chân miệng, 90-95% ca bệnh sẽ tự khỏi sau 3-5 ngày, số ít trường hợp diễn tiến nặng, biến chứng nguy hiểm rơi vào các nhóm nhiễm virus EV71, gây ảnh hưởng tới đường hô hấp, hệ thần kinh. Thời gian bệnh chuyển biến sang nặng rất nhanh.

Triệu chứng điển hình của bệnh tay chân miệng thường có những vết bỏng, vết loét ở vòm miệng, bàn tay, bàn chân. Nếu sốt nhẹ, có thể dùng paracetamol tại nhà, uống nhiều nước, các nốt trên chân, tay chỉ cần rửa bằng xà phòng, không cần bôi thuốc, cũng không cần lau miệng cho trẻ bằng nước muối.

Khi trẻ sốt cao từ 39-40 độ, nôn, tiêu chảy, ăn ngủ kém, ngủ hay giật mình thì cha mẹ nên đưa đến các cơ sở y tế để khám và điều trị.

Trẻ bị bệnh phải được cách ly ít nhất là 10 ngày kể từ khi khởi bệnh, không cho trẻ có biểu hiện bệnh đến lớp và chơi với các trẻ khác, tránh lây lan.

Tại nước ta, thời điểm đỉnh dịch tay chân miệng có thể lên tới 20.000 ca mỗi tháng. Hiện Việt Nam đang triển khai việc nghiên cứu và phát triển vắc xin EV71. Trong khi chờ đợi, cha mẹ có thể áp dụng các biện pháp dự phòng đơn giản như vệ sinh cá nhân thường xuyên, rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn, đeo khẩu trang khi tiếp xúc với bệnh nhân...

Theo VietNamNet


Chân tay miệng

viêm phổi

virus EV71

Bệnh mùa hè

bệnh trẻ em


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.