Hàng loạt dịch bệnh vào mùa

Bệnh thủy đậu đang bùng phát mạnh cùng lúc với một loạt bệnh truyền nhiễm lây lan mạnh như cúm, sốt phát ban... khiến việc điều trị gặp nhiều khó khăn hơn. Tại nhiều bệnh viện lớn của Hà Nội như Nhi Trung ương, Bệnh nhiệt đới Trung ương, Bạch Mai…, số bệnh nhân thủy đậu nhập viện ngày càng tăng, trong đó khá nhiều bệnh nhân bị nhiễm trùng nặng

Bệnh thủy đậu đang bùng phátmạnh cùng lúc với một loạt bệnh truyền nhiễm lây lan mạnh như cúm, sốt phátban... khiến việc điều trị gặp nhiều khó khăn hơn.

Tại nhiều bệnh viện lớn của Hà Nội như Nhi Trung ương, Bệnh nhiệt đới Trungương, Bạch Mai…, số bệnh nhân thủy đậu nhập viện ngày càng tăng, trong đókhá nhiều bệnh nhân bị nhiễm trùng nặng.

Trẻ 2 - 7 tuổi mắc nhiều nhất

Bác sĩ Nguyễn Hồng Hà, Phó Giám đốc Bệnh viện Bệnh truyền nhiễm Trung ương,cho biết bệnh thuỷ đậu, thường gọi là bệnh phỏng rạ (ở miền Bắc), bệnh tráirạ (ở miền Nam). Thủ phạm gây bệnh là virus Varicella zoster. Nguồn lây duynhất là người bệnh.

Tỷ lệ mắc bệnh thường cao ởcác đô thị, nơi đông dân, nhất là lúc giao mùa. Tuổi mắc nhiều nhất là 2 -7, phần lớn là trẻ chưa được tiêm phòng thủy đậu, người lớn cũng có thể mắcnày.

Sau một thời gian ủ bệnh chừng 14 - 15 ngày thì bệnh phát. Trong nhiềutrường hợp, trẻ vẫn ăn chơi bình thường nên nhiều phụ huynh không để ý, đếnkhi các nốt thủy đậu mọc thì mới biết. Có khi trẻ sốt nhẹ, sổ mũi, biếng ăn,không chịu chơi, ngứa... Trẻ lớn có thể kêu đau mỏi các khớp rồi 2 - 3 ngàysau đậu mọc. 

Hàng loạt dịch bệnh vào mùa

Điều trị cho bệnh nhân thủy đậu tại BV Bệnh truyền nhiễm Trung ương.
(Ảnh: M.Ninh)

Thoạt đầu là ban, nhìn giốngban sởi. Ban mọc khắp nơi, không theo một trình tự nhất định, mọc nhiều ở dađầu, trong các kẽ chân tóc, vài giờ sau thành nốt phỏng. Các nốt đậu mọc rấtnhanh và mọc làm nhiều đợt cách nhau 2 - 3 ngày, do đó ở cùng một vùng da,có thể gặp đủ loại nốt đậu độ tuổi khác nhau: nốt to, nốt nhỏ, nốt đỏ, nốtphỏng, nốt đã đóng vẩy. Nếu bị bội nhiễm vi khuẩn, nốt đậu sẽ làm mủ, sưngto và rất ngứa làm trẻ gãi trầy da, để lại sẹo sâu.

Những trường hợp nặng, đậumọc dày chi chít, mọc cả ở niêm mạc miệng, kết mạc mắt rồi vỡ ngay. Nếukhông được điều trị kịp thời, bệnh tiến triển nặng hơn và có thể tử vong.Ngoài ra, phụ nữ có thai trong nửa đầu của thai kỳ nếu mắc thuỷ đậu thì nãobộ... bào thai có thể bị dị dạng; nếu trước sinh một tuần lễ người mẹ bịthủy đậu, trẻ sinh ra có nguy cơ tử vong.

Không nên tắm lá


Tiến sĩ Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai, cho biết bìnhquân mỗi ngày khoa tiếp nhận khám cho 200 bệnh nhân. Trong số các bệnhtruyền nhiễm do virus thì bệnh thủy đậu những năm gần đây gặp ít hơn do việctiêm vaccine phòng thủy đậu được thực hiện tốt.

Tuy vậy, số ca thủy đậu nhậpviện vẫn khá cao, chủ yếu ở các đối tượng chưa được tiêm chủng hoặc trẻ sơsinh chưa đến tuổi tiêm chủng vaccine này. Thuỷ đậu vốn là một bệnh nhẹnhưng nếu không được phát hiện sớm, không được chăm sóc chu đáo, không đượcđiều trị kịp thời và đúng cách, bệnh sẽ nặng và gây nhiều biến chứng nguyhiểm.

Theo các bác sĩ, một trong những quan niệm sai lầm phổ biến nhất khi mắcthủy đậu là kiêng nước, kiêng gió quá kỹ. Nhiều bà mẹ khi thấy con mọc nốtthủy đậu thì yêu cầu trẻ không tắm, thậm chí không đánh răng rửa mặt. Nhiềungười khi bị thủy đậu thì lại tìm đủ loại lá cây để tắm, nhất là lá rau chânvịt.

Tiến sĩ Dũng cho rằng vớibệnh thủy đậu thì cần hạn chế nước, tránh gió, nhưng không nên vì thế màkiêng kỵ hẳn, vẫn cần tắm rửa, vệ sinh cơ thể. Bởi nếu không tắm rửa, cơ thểbị bẩn sẽ dẫn đến ngứa, rát và khiến người bệnh gãi nhiều, rất dễ dẫn đếnnhiễm trùng vết mụn phỏng. Việc dùng lá cây, rau chân vịt để tắm cũng vậy,sẽ khiến cho người bệnh bị ngứa dẫn đến gãi và không tốt cho việc điều trị.Do đó, người bệnh nên chú ý chỉ tắm nhanh bằng nước, xà bông để giữ vệ sinhcơ thể.

Để phòng bệnh, biện pháp hữu hiệu nhất là tiêm vaccine phòng bệnh thủy đậu.Trẻ từ 12 tháng tuổi đến 12 tuổi chỉ tiêm một mũi. Trẻ từ 13 tuổi trở lên vàngười lớn nên tiêm hai mũi, mũi thứ hai cách mũi đầu 6 - 10 tuần.

Theo Phổ Ninh
Đất Việt



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.