Hệ lụy khôn lường từ việc chữa thủy đậu bằng cách tắm nước gốc rạ

Một số người ở vùng nông thôn chữa thủy đậu bằng cách tắm nước gốc rạ, uống nước gốc rạ, đây là một phương pháp có thể gây nguy hiểm cho người mắc bệnh.

Một số người ở vùng nông thôn chữa thủy đậu bằng cách tắm nước gốc rạ, uống nước gốc rạ, đây là một phương pháp có thể gây nguy hiểm cho người mắc bệnh.

Đến hẹn lại lên, từ tháng 12 bệnh thủy đậu (còn gọi là bệnh trái rạ, phỏng rạ) đầu bắt đầu xuất hiện. Từ tháng 3 tới tháng 6 là cao điểm của bệnh. Vào thời gian này lượng người nhập viện vì bệnh thủy đậu tăng đột biến, ở cả người lớn và trẻ em. Trong 2 tháng qua, khoa nhiễm nội A người lớn Bệnh viện Nhiệt Đới TP.HCM tiếp nhận hàng chục ca bệnh do mắc thủy đậu.

Chữa thủy đậu bằng cách tắm nước gốc rạ coi chừng 'Thần Chết' đoạt mạng

Khi bị thủy đậu tắm nước gốc rạ không những không có tác dụng mà đôi khi còn ngứa gây nhiễm trùng da. Ảnh: Vietnamnet

Tính tới ngày 6/3, bệnh viện Nhi đồng 1 TP.HCM đang chữa trị cho 7 trẻ dưới 3 tuổi vì thủy đậu. Trong số này có trẻ mắc bệnh khi chỉ mới 1 tháng tuổi. Từ đầu năm tới nay BV đã tiếp nhận 43 ca mắc bệnh thủy đậu.

BS Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm - thần kinh BV Nhi đồng 1 TP.HCM cho hay, thời gian gần đây, số trẻ mắc thủy đậu phải nhập viện điều trị tăng cao. Trẻ mắc bệnh chủ yếu bị lây từ mẹ và người thân trong gia đình. Theo BS Khanh, bệnh thủy đậu thường kéo dài 21 ngày mới hết lây. Nhiều trường hợp chưa có biểu hiện mụn nước, cơ thể đã ủ bệnh, lây cho người khác.

Nhiều người nghĩ rằng khi mắc thủy đậu, nếu nổi bỏng nước nhiều chừng nào thì bệnh sẽ mau hết chừng ấy là sai lầm. "Người mắc bệnh thủy đậu nếu nổi bóng nước nhiều, sức đề kháng càng yếu, dễ bị biến chứng hơn so với người bệnh nổi bóng nước ít" - BS Khanh nói và bác bỏ quan niệm người mắc bệnh thủy đậu nên kiêng gió, không tắm rửa, trùm mềm kín.

"Cách chữa dân gian này dẫn tới dễ bị nhiễm trùng hơn, từ nhiễm trùng vết rạ dẫn tới nhiễm trùng da. Trường hợp nặng sẽ gây ra nhiễm trùng huyết nguy cơ tử vong cao" - Trưởng khoa Nhiễm - thần kinh BV Nhi đồng 1 chia sẻ.

BS Khanh cho biết, một số người, chủ yếu là ở vùng nông thôn chữa thủy đậu bằng cách tắm nước gốc rạ, uống nước gốc rạ. "Do những nốt đỏ của bệnh thủy đậu giống với chân rạ nên người xưa gọi là bệnh trái rạ, từ đó họ nghĩ uống nước gốc rạ, tắm nước gốc rạ sẽ hết bệnh. Tắm nước gốc rạ không những không có tác dụng gì hết, mà đôi khi còn ngứa gây nhiễm trùng da. Uống nước gốc rạ có khi bị ngộ độc" – BS Khanh nói.

Để chủ động phòng ngừa bệnh thủy đậu, Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế) khuyến cáo người dân thực hiện một số biện pháp tiêm ngừa vắc xin đủ liều, đúng lịch. Hạn chế tiếp xúc với người bị bệnh để phòng tránh lây lan. Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, sử dụng các đồ dùng sinh hoạt riêng, vệ sinh mũi họng hàng ngày bằng nước muối sinh lý.

Thường xuyên vệ sinh nhà cửa, trường học, vật dụng sinh hoạt bằng các chất sát khuẩn thông thường. Những trường hợp mắc bệnh thủy đậu cần được nghỉ học hoặc nghỉ làm việc từ 7-10 ngày từ kể từ khi bắt đầu phát hiện bệnh để tránh lây lan cho những người xung quanh.

Theo VietQ


thủy đậu


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.