Hiểm họa núp trong “có cánh”

“Có cánh” là tiếng lóng nhiều người hay dùng để ám chỉ băng vệ sinh, một sản phẩm thân thiết với phụ nữ và cũng khá tế nhị trong sinh hoạt hàng ngày.

“Có cánh” là tiếng lóng nhiềungười hay dùng đểám chỉ băng vệ sinh, một sản phẩm thân thiết với phụ nữ và cũng khá tếnhị trongsinh hoạt hàng ngày.

Cóthể thấy qua thái độ che giấu, mắc cỡ của nhiều chị em khi mua hay khithải bỏsản phẩm đã xài xong. Tâm lý tiêu dùng đó vô tình làm cho người sử dụngdễ bịcuốn theo những lời quảng cáo thái quá và đẩy việc sử dụng sản phẩm nàyđến ranhgiới nguy hiểm.

Thế nào là sản phẩmtốt?

Băng vệ sinh hay các sảnphẩmphục vụ cho kỳ kinh, đều nhằm thấm hút máu kinh. Do vậy, tính năng đầutiên phảicó là thấm hút tốt. Khởi thuỷ, băng vệ sinh làm từ các loại chất liệu cótínhthấm hút tự nhiên (giấy, vải, bông…). Càng về sau, với sự phát triển củacôngnghệ hoá học, người ta tìm ra nhiều loại chất liệu tổng hợp có thấm húttốt hơn,điều đó giúp cho sản phẩm ngày càng nhỏ gọn, giảm độ dày, tăng thoảimái.

Hiểm họa núp trong “có cánh”
Ảnh minh họa

Một sản phẩm băng vệ sinhtốt làkhi có khả năng thấm hút nhanh máu kinh (yếu tố vệ sinh), không làmlấm máura trang phục (yếu tố thẩm mỹ), không cản trở hoạt động người sử dụng(yếu tốthoải mái) và nên chăng yếu tố an toàn xét ở đây, ngoài bảo vệ phụ nữkhỏi nhữngnguy cơ bệnh tật trong ngày hành kinh, không gây hại lâu dài thì cũngnên xétkhía cạnh môi trường.

Báo chí Hoa Kỳ từng cóbài thanphiền về nạn ô nhiễm môi trường do băng vệ sinh và việc thu lượm hàngtấn rác làbăng vệ sinh vùng ven biển.

Nỗi lo nhiễm dioxin

Băng vệ sinh thật rakhông phảivô trùng tuyệt đối. Tuy nhiên càng hạn chế nhiễm bẩn sản phẩm trong sảnxuất,càng giảm nguy cơ nhiễm bẩn khi dùng. Số lượng nấm mốc hay vi trùngtrong sảnphẩm phải ở mức tối thiểu có thể. Đạt được điều này cần có độ sạch từkhâu chuẩnbị nguyên liệu đến sản xuất, đóng gói thành phẩm, lưu trữ và vận chuyển.

Có một giai đoạn báo chínướcngoài, cả tạp chí khoa học rầm rộ tiến hành nghiên cứu nồng độ dioxintrong băngvệ sinh và đưa ra cảnh báo những tác hại của độc chất này trên sức khoẻsinh sảnphụ nữ. Dioxin hình thành từ quy trình tẩy trắng của sợi, bông hay xơgiấy đểtạo nguyên liệu làm băng vệ sinh, khi quy trình phải dùng nhiều sản phẩmcónguồn gốc clorine. Sau các cảnh báo này, nhiều quy trình lỗi thời đãđược thaythế.

Tuy nhiên với các loạibăng vệsinh giả, nhái, rẻ tiền đang bán tràn lan ngoài chợ thì liệu có ai dámchắc họkhông sử dụng các quy trình cũ? Nguồn nguyên liệu đưa vào sản xuất aidám bảođảm không nhiễm độc chất? Đó là chưa kể những loại có nguồn gốc không rõràng,phần nguyên liệu lõi sẽ là gì để có tính thấm hút nhanh mà giá thành vẫnrẻ?...

Báo chí cũng đã từng đăngnhiềuphóng sự về nạn băng vệ sinh giả, nhái, kém chất lượng bày bán tràn lan,thậmchí cả những câu chuyện ảnh hưởng sức khoẻ người dùng. Có bài báo đãcông bố kếtquả kiểm nghiệm một số tiêu chí vệ sinh chất lượng giữa băng vệ sinhchính hãngvà hàng giả, nhái... cho thấy nhiều chênh lệch đáng sợ.

Thế nhưng đến nay, việckiểm tramặt hàng này, kể cả những sản phẩm chính hãng, dường như vẫn còn thảnổi. Ngaycả xác lập địa chỉ cơ quan nào quản lý, kiểm định thường xuyên cũng chưathấyđâu. Có vẻ như mọi thứ đang phó thác cho việc tự đăng ký chất lượng củanhà sảnxuất.

Cẩn trọng với loạitampon

“Cơ quan Kiểm soát bệnh tật của Hoa Kỳ từng có cảnh báo về tình trạng nhiễm độc do sử dụng tampon. Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây chết người”.

Thời gian gần đây,tampon,một loại băng vệ sinh dạng ống bấc, dùng đặt hẳn vào âm đạo, đã làm mưalàmgió trên thị trường. Chủng loại không nhiều nhưng cũng có khá nhiềuquảngcáo, xem ra chưa ổn lắm. Loại băng vệ sinh này, vì đặt vào âm đạo, nênkhôngthể là chọn lựa cho những người chưa từng có quan hệ tình dục.

Việc giữ lại máu kinhtrong âmđạo thời gian quá lâu cũng sẽ tạo điều kiện cho nhóm vi trùng thường trúở đâysinh sôi nảy nở. Nếu chẳng may có nhiễm bẩn thêm vi trùng lạ hay độc hạithì sẽlà một nguy cơ lớn làm nhiễm trùng, nhiễm độc. Chưa kể, việc đặt trựctiếp băngvệ sinh vào âm đạo, có thể gây thay đổi môi trường âm đạo, khô âm đạo dothấmhút quá mức, trầy xước đưa đến loét và gia tăng nguy cơ dị ứng nếu có.

Cơ quan quản lý thuốc vàthựcphẩm của Hoa Kỳ (FDA) từ những năm 80 đã quy định băng vệ sinh loạitampon nhưmột vật phẩm y tế, cần có những tiêu chuẩn nghiêm ngặt, mỗi gói bao bìsản phẩmđều phải có cảnh báo về tình trạng nhiễm độc có thể xảy ra khi dùng.

Cơ quan Kiểm soát bệnhtật củaHoa Kỳ (CDC) trong giai đoạn đó cũng đã có những nghiên cứu và cảnh báovề tìnhtrạng nhiễm độc do sử dụng tampon, lý do chính là các loại có độ thấmhút quácao làm gia tăng nguy cơ nhiễm trùng các loại tụ cầu, có thể gây hộichứng nhiễmđộc cấp tính (TSS, Toxic Shock Syndrome), gây chết người nếu không pháthiện vàđiều trị kịp thời. Ngay sau những cảnh báo này, những loại thấm hútnhiều hơn15g đã bị rút khỏi thị trường.

Hiểm họa núp trong “có cánh”

Mới đây trong một mẩuquảng cáocủa một loại tampon đang bán ở Việt Nam, người ta đã khuyên thế này:“Bạn có thểtự tin với loại băng này trong mọi hoạt động (…) kể cả khi đi bơi”. Cầnbiếtrằng, một trong những điều khuyên về vệ sinh kinh nguyệt là tránh ngâmnước phầnvùng kín trong những ngày hành kinh, ví dụ như tắm bồn, bơi lội, làmviệc trongmôi trường ngập nước.

Sẽ có người chậc lưỡi“chuyệnnhỏ!” khi nghe nói về băng vệ sinh. Có nhỏ không khi mỗi phụ nữ dùngtrung bìnhsản phẩm này ba ngày mỗi tháng và liên tục 20 – 30 năm trong cuộc đời?Và xinđừng quên, một nửa thế giới này đến giờ vẫn là phụ nữ!

Những cách dùng sai lầm

Dùng băng vệ sinh lâu hơn bình thường (một băng không dùng lâu quá sáu giờ, sẽ dễ bị nhiễm trùng ngược từ băng vệ sinh vào vùng kín hay đường sinh dục; băng loại tampon còn cần điều kiện thời gian nghiêm ngặt hơn); chỉ chuộng loại thấm hút nhiều, nhằm tăng thời gian sử dụng của một băng; không rửa tay trước khi thay băng (tay bẩn có thể bôi bẩn mặt băng, gia tăng số vi trùng trên mặt băng và tăng nguy cơ nhiễm trùng ngược dòng); giữ băng chưa dùng trong môi trường ẩm thấp (như nhà vệ sinh) làm chất lượng giảm, tăng nguy cơ nhiễm bẩn; không để ý hạn dùng; mua băng lúc khuyến mãi (dễ gặp trường hợp mua nhiều nên không dùng kịp, hàng khuyến mãi sắp hết hạn sử dụng, kém chất lượng…).

Theo ThS.BS ĐặngLê DungHạnh
Sài Gòn Tiếp Thị



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.