Học cách kiểm soát stress

Stress là một cảm giác đượctạo ra để phản ứng với các sự kiện đặc biệt. Đó là cách cơ thể huy động sựtập trung, sức mạnh, sức chịu đựng và sự tỉnh táo cao nhằm chuẩn bị để đápứng một tình huống khó khăn và đối đầu với thách thức.

Stress là một cảm giác đượctạo ra để phản ứng với các sự kiện đặc biệt. Đó là cách cơ thể huy động sựtập trung, sức mạnh, sức chịu đựng và sự tỉnh táo cao nhằm chuẩn bị để đápứng một tình huống khó khăn và đối đầu với thách thức.

Tuy nhiên, nếu stress kéo dàicũng có thể gây ra hàng loạt vấn đề không tốt cho sức khỏe khi nó “bùng nổ”hay vượt tầm kiểm soát.

Stress: lợi và hại

Phản hồi của stress (còn gọilà phản ứng nhanh) có tính chất quyết định trong trường hợp khẩn cấp, chẳnghạn như khi lái xe, phanh xe gấp để tránh một tai nạn. Nó cũng có thể đượckích hoạt trong một hình thức nhẹ hơn tại một thời điểm khi có áp lực nhưngkhông có nguy hiểm thật sự - như những hành động đột phá để giành chiếnthắng trong trò chơi, sẵn sàng tham dự một cuộc thi quan trọng… Một chútcăng thẳng có thể giúp bạn tự tin, sẵn sàng chấp nhận thách thức. Hệ thầnkinh nhanh chóng trở lại trạng thái bình thường và sẽ phản ứng lại khi cầnthiết.

Ngược lại, những tình huốngcăng thẳng lâu dài có thể dẫn đến ảnh hưởng tiêu cực lên sức khỏe con người.Hệ thống thần kinh vẫn duy trì áp lực và tiết ra các hormone gây stresstrong thời gian dài. Điều này có thể làm tiêu hao năng lượng dự trữ của cơthể, để lại cảm giác chán nản, cạn kiệt sức lực, làm suy yếu hệ thống miễndịch của cơ thể, và gây ra nhiều vấn đề khác.

Học cách kiểm soát stress

Nếu stress kéo dài cũng có thể gây ra hàng loạt vấn đề không tốt cho sức khỏe khi nó “bùng nổ” hay vượt tầm kiểm soát

Nguyên nhân dẫn tới quátải stress

Một người phải chịu áp lựcquá mạnh hoặc trong thời gian dài sẽ dẫn tới. Dưới đây là một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng quá tảistress nếu nó diễn ra trong thời gian dài:

Bị bắt nạt hoặc tiếp xúc vớibạo lực hay chấn thương.

Mối quan hệ căng thẳng, xungđột gia đình, hoặc những cảm xúc nặng nề vì “trái tim tan vỡ” hay mất mátngười thân yêu.

Những vấn đề đang diễn raliên quan đến việc học, làm việc như mất khả năng học tập, làm việc… do bịốm đau, bệnh tật hoặc các vấn đề khác. Lịch học luyện thi dày đặc, hoặc côngviệc bận rộn đến nỗi không có đủ thời gian để nghỉ ngơi và thư giãn.

Một số tình huống căng thẳngquá nghiêm trọng cần có sự quan tâm và chăm sóc đặc biệt.  Suy nhược thầnkinh là hậu quả của một phản ứng stress rất mạnh có thể phát triển ở nhữngngười đã trải qua một sự kiện quá đau buồn.

Dấu hiệu quá tải stress

Những người đang gặp, căng thẳng có thể nhận biết một số các dấuhiệu sau đây: lo âu hay hoảng loạn vô cớ; thường xuyên có cảm giác bị dồnép, quấy nhiễu, vội vã; hờn giận vô cớ hay buồn bực, ủ rũ; các triệu chứngnhư đau dạ dày, đau đầu, hoặc thậm chí đau ngực…; bị dị ứng, chẳng hạn nhưchàm hoặc hen suyễn; mất ngủ; bê tha rượu chè, hút thuốc lá, ăn quá nhiềuhoặc sử dụng ma túy; buồn bã hay trầm cảm.

Học cách kiểm soát stress

Mỗi người có cách biểu hiện khác nhau khi bị stress

Mỗi người có cách biểu hiệnkhác nhau khi bị stress. Một số người thể hiện sự căng thẳng qua  hành độngtrút giận lên những người khác. Trong khi số người còn lại gặp triệu chứngrối loạn ăn uống hay lạm dụng thuốc. Hơn thế nữa, những người bị bệnh mãntính có thể thấy rằng các triệu chứng bệnh tật của họ ngày càng trầm trọnghơn khi sống với stress.

Phương pháp hữu ích nhất đốiphó với stress là học cách để quản lý sự căng thẳng tức là chấp nhận đươngđầu với những thách thức mới, dù tốt hay xấu. Các kỹ năng quản lý stress sẽđạt hiệu quả cao nhất khi chúng được đem ra sử dụng thường xuyên ngay cả khikhông có áp lực. Hiểu rõ làm cách nào để kiểm soát stress và cách thức thựchiện điều đó sẽ giúp bạn xử lý những tình huống khó khăn có thể xảy ra trongtương lai một cách bình tĩnh.

Dưới đây là một vài điều cóthể giúp bạn:

Không nên làm việc quá sức.Nếu bạn đang cảm thấy công việc quá nhiều, hãy chủ động cắt bỏ một vài hoạtđộng, chỉ tập trung làm những công việc thật sự quan trọng.

Hãy sống thực tế. Đừng lýtưởng hóa bản thân mình. Những ước muốn của bạn về sự hoàn hảo của một ngườinào đó có thể làm gia tăng mức độ căng thẳng của bạn, đó là chưa kể đếnnhững áp lực mà những người đó phải gánh chịu. Hãy nói ra những ước muốn củamình khi bạn gặp trở ngại, kể cả trong việc học.

Học cách kiểm soát stress

Giấc ngủ ngon sẽ giúp giữ cho cơ thể và tâm trí của bạn ở “phong độ” cao nhất, bạn sẽ có đủ sức khỏe để đối phó với những căng thẳng bất kỳ

Hãy ngủ ngon giấc. Giấc ngủngon sẽ giúp giữ cho cơ thể và tâm trí của bạn ở “phong độ” cao nhất, bạn sẽcó đủ sức khỏe để đối phó với những căng thẳng bất kỳ.

Hãy học cách thư giãn. Thưgiãn chính là liều thuốc hóa giải stress tốt nhất cho bạn. Đó là khi bạn đốidiện với sự căng thẳng, thư giãn tốt sẽ đem lại cho bạn một cảm giác hạnhphúc và an bình. Bạn sẽ kích hoạt những phản ứng hóa học có lợi cho cơ thểchỉ bằng cách thực hành thư giãn qua các bài tập hít thở đơn giản, bạn sẽ cóđủ tinh thần để đối phó với các tình huống gây căng thẳng; xây dựng thờikhóa biểu cho các hoạt động làm việc, học tập, vui chơi, giải trí.

Hãy chăm sóc bản thân. Cácchuyên gia đồng ý rằng tập thể dục thường xuyên  giúp  bạn chế ngự căngthẳng. Tuy nhiên tập thể dục quá sức hay không tự nguyện có thể dẫn tớistress. Do đó sự điều độ trong tập thể dục là cần thiết và việc ăn uống hợplý cũng giúp bạn khỏe mạnh. Bạn cũng sẽ dễ dàng bị stress sau khi ngốn căngbụng một cách vội vã các loại thức ăn vặt hay thức ăn nhanh. Trong lúc căngthẳng, cơ thể cần vitamin và khoáng chất hơn bao giờ hết.

Hãy cẩn trọng trong suy nghĩ.

Tự hoàn thiện khả năng ứngbiến của bạn bằng cách bắt đầu làm việc theo những cách cư xử sau: hãy nghĩrằng sự thay đổi như là một phần tất yếu của cuộc sống; nhìn nhận vấn đềtheo hướng thất bại là mẹ của thành công; kiên định mục tiêu và làm việc đếnnơi đến chốn; hành động để giải quyết các vấn đề mới nảy sinh; giữ vững lậptrường trước sau như một trong quan hệ với gia đình, bạn bè; xây dựng kếhoạch dự phòng và một hậu phương vững chắc…

Theo Hồ Duy Bình
PNO



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.