Kháng sinh trị cảm cúm: Sử dụng nhiều dễ suy tủy

Ông Trần Minh Chung, 58 tuổi (Hiệp Hòa, Bắc Giang) mỗi khi bị hắt hơi xổ mũi liền ra hiệu thuốc mua vỉ kháng sinh con nhộng. Ông bảo, cái "thằng" kháng sinh chữa bách bệnh, cứ có triệu chứng cúm, cảm nắng, nóng lạnh gì là uống ngay vào chặn luôn cả bệnh viên họng, viêm xoang.

Thế nhưng, thời gian gần đây, bị cảm cúm ông uống đến 2 vỉ kháng sinh mà chẳng đỡ, người lại mệt mỏi, ho nhiều, đau họng, kém ăn, táo bón. Đến bệnh viện khám bác sĩ kết luận ông bị viêm đường ho hấp. Bệnh lâu khỏi và tiến triển chậm vì ông tự ý dùng kháng sinh nhiều nên cơ thể nhờn thuốc, không đáp ứng kháng sinh đặc hiệu.

Theo ThS. Nhâm Tuấn Anh, khoa Hô Hấp, Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn - Hà Nội, kháng sinh là một nhóm thuốc được sử dụng trước hết để chữa những bệnh do vi khuẩn gây ra. Thuốc có tác dụng diệt trực tiếp vi khuẩn hoặc làm chậm lại sự phát triển của vi khuẩn để tạo điều kiện cho hệ miễn dịch của cơ thể người giải quyết tình trạng nhiễm khuẩn. Nếu tự ý sử dụng kháng sinh thuốc có thể làm lu mờ các triệu chứng của bệnh gây khó chẩn đoán.

Có khi có tác dụng chữa nhưng lại dễ gây ra phản ứng dị ứng, mẫn cảm thậm chí nguy hiểm đến tính mạng. Sử dụng nhiều kháng sinh và liều cao có khả năng gây suy tủy, nhất là trường hợp sử dụng chlorampheni-col nhiều. Một số kháng sinh như streptomycine, kanamycine dùng liều cao có thể gây điếc và suy thận. Hiện nay, một số vi khuẩn kháng sinh ngày càng hạn chế.

Vì vậy khi bị cảm sốt, cảm cúm, bệnh nhân không tự ý dùng kháng sinh. Cảm sốt, cúm là các bệnh do nhiễm virus. Thuốc kháng sinh chỉ tiêu diệt hoặc kìm hãm được các vi khuẩn chứ không có tác dụng đối với virus. Người bị cảm, cúm chỉ cần nghỉ ngơi, hạn chế tiếp xúc với mọi người chung quanh để tránh lây lan virus và dùng các thuốc giảm đau, hạ sốt, các vitamin để tăng sức đề kháng cho cơ thể là khỏi bệnh tự ý dùng kháng sinh vừa tốn kém lại làm cho tình trạng kháng thuốc kháng sinh của vi khuẩn trong cơ thể có nguy cơ ngày càng gia tăng.

Theo Tuyết Vân



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.