Khi cơ thể có... mùi

Người ta thường nói, nam giới "nặng mùi" hơn nữ giới. Điều này đúng. Không phải vì nam giới lười tắm hay làm vệ sinh cơ thể ít hơn nữ giới. Đó là do cấu tạo của cơ thể. Đó là do hormone nam tính. Và đó là do các loại vi khuẩn sống ký sinh ở cơ thể mỗi người.

Hơi thở có mùi

Hơi thở có mùi hay còn gọi là chứng hôi miệng có nguyên nhân thường xuyên là do loại vi khuẩn chuyên sản xuất ra khí sulphur tạo nên. Loại vi khuẩn này sống kí sinh dưới lưỡi và trong cuống họng. Giáo sư Adrian Yap, Bệnh viện Raffle (Singapore) cho biết, loại vi khuẩn này phân hủy protein với tốc độ nhanh chóng và tạo khí sulphur rất khó ngửi. Mặc dù chứng hôi miệng này không lây nhiễm nhưng chúng lại tác động đến sự tự tin, lòng tự trọng của mỗi người trong các mối quan hệ xã hội. Bởi chứng bệnh này, nhiều người đã quay mặt đi hoặc lùi xa một chút khi người mang bệnh nói hoặc đến gần.

Mùi cơ thể khiến những người xung quanh rất khó chịu, xa lánh (ảnh minh họa)

Theo bác sĩ Yap, còn có nhiều nguyên nhân gây nên chứng hôi miệng. Đó là do vấn đề răng miệng như sự vệ sinh răng miệng kém hay viêm lợi... Điều này càng trầm trọng hơn nếu bạn có hàm răng khấp khểnh hay những khe hở giữa hai răng. Nguyên nhân thứ hai là do các loại thức ăn giàu protein, đường hoặc acid và sự có mặt của loại vi khuẩn đáng ghét. Nguyên nhân thứ ba là do hiện tượng khô miệng bởi thuốc, rượu, stress... Thuốc lá, chứng viêm mũi, viêm xoang... cũng là nguyên nhân gây nên chứng khô miệng. Ngoài ra, còn có một số nguyên nhân khác ít gặp hơn là do sự trào ngược của acid trong dạ dày, do sự thay đổi hormone trong quá trình mang thai hay chu kỳ kinh nguyệt, do hành tỏi hay hoa lơ trong bữa ăn.

Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh mà có cách điều trị khác nhau. Theo bác sĩ Yap, những người mắc chứng bệnh này nên đến nha sĩ đầu tiên. Khi đó, nha sĩ sẽ làm sạch răng và điều trị các bệnh về lợi nếu có. Bạn cũng sẽ được hướng dẫn lại cách làm sạch răng miệng, làm sạch lưỡi, làm sạch kẽ răng bằng chỉ tơ nha khoa... để "tẩy sạch" loại vị khuẩn đáng ghét. Một vài loại nước súc miệng cũng giúp bạn làm sạch các loại vi khuẩn gây mùi. Những người bị hôi miệng do chứng trào ngược acid trong dạ dày hay do stress sẽ được đề nghị đến gặp bác sĩ chuyên khoa và sẽ nhanh chóng được giải thoát khỏi "mùi khó chịu".

"Nước hoa" của cơ thể

Nhiều người rất ngạc nhiên vì sao họ lại có mùi khó chịu dù mỗi ngày họ đều tắm rửa thật sạch. Tiến sĩ Eric Teh, Bệnh viện Raffle (Singapore) cho biết, thực tế, mồ hôi không có mùi nhưng khi ra khỏi tuyến mồ hôi, chúng gặp vi khuẩn sống ký sinh trên da và bị phân hủy thành acid béo aromatic mới có mùi khó chịu như ta thường gặp. Do đó, để làm hết mùi "nước hoa tự nhiên này", tốt nhất chúng ta cần làm ráo mồ hôi hoặc loại trừ hết loại vi khuẩn sống ký sinh đó. Hoặc, sử dụng các loại nước lăn mùi để át đi mùi khó chịu đó. Hiện nay, có rất nhiều cách để điều trị chứng ra mồ hôi nhiều ở mỗi người. Tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe và bệnh sử, các bác sĩ sẽ có phương pháp điều trị thích hợp ví dụ như phẫu thuật hoặc sử dụng botox để điều trị.

Mùi ở chân hoặc ở giầy là kết quả của sự đổ mồ hôi quá nhiều ở chân

Chứng loạn tiết mồ hôi là một bệnh thường gặp ở châu Á với tỉ lệ 1/5, thường bắt đầu từ nhỏ đến thời kỳ thanh niên. Chứng bệnh này trầm trọng hơn trong thời tiết nóng ẩm hoặc khi người bệnh căng thẳng và gây ảnh hưởng đến sự tự tin, cuộc sống xã hội, công việc... của mỗi người. Hiện, tại nhiều bệnh viện, các bác sĩ có thể tiến hành cắt dây thần kinh điều khiển tuyến mồ hôi để điều trị bệnh. Phương pháp điều trị này chỉ mất khoảng 40 phút, tùy thuộc vào từng bệnh nhân và bệnh nhân chỉ cần nằm viện trong ngày. Một phương pháp khác là botox được sử dụng nhiều tại Singapore. Bác sĩ sẽ tiêm botox vào khu vực thần kinh điều khiển tuyến mồ oôi để ngăn chặn đến mức tối đa sự tiết mồ hôi. Và người bệnh chỉ cần ở lại viện ít hơn 1 giờ đồng hồ để theo dõi và cứ mỗi 6 tháng sau, họ sẽ phải đến viện để tiêm một mũi botox khác.

Tuy nhiên, theo bác sĩ Teh, nhiều bệnh nhân đã chọn phương pháp sử dụng các sản phẩm khử mùi thay vì phẫu thuật hay tiêm botox. Bởi, họ cho rằng, các sản phẩm này rất hiệu quả. Nhưng, không phải ai cũng biết, họ có "mùi nước hoa tự nhiên".

Đôi giầy của tôi!

Mùi ở chân hoặc ở giầy là kết quả của sự đổ mồ hôi quá nhiều ở chân. Mồ hôi, bản thân nó đã có mùi không dễ chịu, cộng thêm sự tác động của các loại vi khuẩn trên da và trong giầy. Theo TS Chris Foo, Trung tâm da liễu Bệnh viện Raffle (Singapore), bên cạnh sự tiết mồ hôi chân nhiều, còn có những lý do khác khiến đôi chân của bạn bốc mùi. Đó là sự nhiễm trùng do nấm hoặc do vi khuẩn ở bàn chân. Sự nhiễm khuẩn Clostridium khiến bàn chân có những vết hằn và có mùi...

Để điều trị hiện tượng bốc mùi này khá đơn giản. Nếu vì chân bạn tiết mồ hôi nhiều, các phương pháp điều trị chứng đổ mồi hôi hiện nay sẽ hữu ích cho bạn. Còn nếu hiện tượng bốc mùi này là do vi khuẩn hay nấm, tùy thuộc vào nguyên nhân, bác sĩ sẽ kê thuốc bôi hoặc một ít thuốc uống khi cần thiết. Chỉ trong một khoảng thời gian ngắn, hiện tượng chân có mùi hôi này sẽ hết hẳn. Bên cạnh đó, các bác sĩ cũng khuyên rằng những người có mồ hôi chân nhiều nên sử dụng những đôi giày có hệ thống thông khí để giữ chân được khô. Nên dùng loại tất thấm nước và thay tất thường xuyên. Những đôi lót giầy cũng nên được thay thường xuyên, tốt nhất là khoảng 3 tháng một lần. Các bác sĩ cũng khuyên những người quá nhiều mồ hôi chân nên đến bệnh viện dể điều trị chứng ra mồ hôi nhiều.

Theo Duy Quang



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.