Khi đi bơi, tuyệt đối không làm việc này để tránh mắc các bệnh truyền nhiễm

Bạn còn dám đi bơi không nếu như bạn biết rằng cứ 4 người đi bơi thì có 1 người thừa nhận mình sẽ vẫn bơi trong hồ bơi nếu bị tiêu chảy.

Bạn còn dám đi bơi không nếu như bạn biết rằng cứ 4 người đi bơi thì có 1 người thừa nhận mình sẽ vẫn bơi trong hồ bơi nếu bị tiêu chảy.

Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ cảnh báo mức độ gia tăng ô nhiễm nguồn nước ở các bể bơi nơi công cộng. Nguyên do là vì một số lượng lớn người trưởng thành thừa nhận rằng họ vẫn hay đi bơi ở hồ bơi ngay cả khi bị tiêu chảy.

Trong một nghiên cứu liên bang được thực hiện bởi Hội đồng Y tế và Chất lượng nước Hoa Kỳ (Water Quality and Health Council), 25% những người hay đi bơi thú nhận hành động không hề vệ sinh của họ khi đang trong bể bơi.

Các phát hiện mới cũng vừa được thông báo từ trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) cho hay, hiện nay một số trường hợp bị nhiễm trùng khi bị bơi là do Cryptosporidium gây ra, một loại ký sinh trùng có thể gây bệnh tiêu chảy.

Khi đi bơi, tuyệt đối không làm việc này để tránh mắc các bệnh truyền nhiễm - Ảnh 1.

Trong một vài năm trở lại đây, số người mắc bệnh tiêu chảy do uống phải nước bể bơi chứa ký sinh trùng đã tăng gấp đôi. Các quan chức y tế đã cảnh báo những người có sở thích bơi lội tuyệt đối tránh uống nước ở hồ bơi nhưng thực tế vẫn còn có tới 60 % người lớn vẫn không thay đổi hành động này.

25% số người trong bể bơi thú nhận họ vẫn bơi trong hồ bơi ngay cả khi họ bị tiêu chảy. CDC đang lo ngại sự bùng phát của dịch tiêu chảy trong tình huống này.

Những người bị bệnh tiêu chảy được khuyên nên tránh xa hồ bơi công cộng ít nhất là trong 2 tuần nhưng thực tế có một con số báo động về số người nhảy xuống nước chỉ một giờ sau khi có triệu chứng tiêu chảy.

Tiến sĩ Chris Wiant, Chủ tịch hội đồng sức khỏe và chất lượng nước, ủng hộ cách mọi người tắm trước khi vào hồ bơi công cộng và không nên đi tiểu trong hồ bơi.

Sự lây lan, truyền nhiễm bệnh xảy ra khi người bơi nuốt phải nước bị nhiễm khuẩn tiêu chảy do Cryptosporidium hoặc Crypto gây nên, đây là một loại ký sinh trùng rất khó giết.

Ký sinh trùng Crypto đã từng gây ra ít nhất 32 lần bùng phát dịch bệnh tiêu chảy trong các bể bơi hoặc công viên nước vào năm 2016, tăng gấp 2 lần so với năm 2014. Kết quả thống kê này dựa theo một báo cáo đăng tải hàng tuần về các báo cáo số ca tử vong và bệnh tật từ Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Bệnh tật Hoa Kỳ.

Khi đi bơi, tuyệt đối không làm việc này để tránh mắc các bệnh truyền nhiễm - Ảnh 2.

Năm ngoái tại bang Arizona, Mỹ, báo cáo rằng 352 người đã bị bệnh do Cryptosporidiosis vào hồi tháng 7-10. Ohio báo cáo 1.940 ca nhiễm vào năm 2016.

Ký sinh trùng Crypto là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra bệnh tiêu chảy liên quan đến việc đi hồ bơi hoặc công viên nước vì nó có thể sống được đến 10 ngày trong nước clo.

Chỉ cần uống phải một chút nước bị nhiễm khuẩn trong hồ bơi, một người khỏe mạnh có thể bị bệnh tiêu chảy trong vòng 3 tuần.

Ký sinh trùng có thể tồn tại trong cơ thể con người trong nhiều tuần và có thể gây ra các triệu chứng xuất hiện trở lại sau khi hồi phục.

Khi cơ thể bị bệnh, bạn có thể bị đi ngoài lỏng, đau bụng, buồn nôn và cơ thể có thể dễ bị mất nước.

Để diệt ký sinh trùng, CDC đề nghị các hồ bơi công cộng, công viên nước cần xử lý nước với mức độ clo cao, được gọi là quá trình clo hoá.

CDC khuyến cáo phụ huynh không cho trẻ bơi nếu trẻ còn đang bị tiêu chảy. Những người bị nhiễm Crypto rồi thì nên đợi 2 tuần sau khi tiêu chảy khỏi hẳn thì mới nên tiếp tục bơi trở lại.

Cuối cùng, CDC nhắc lại, khuyến cáo với tất cả mọi người đi bơi không được nuốt nước hồ bơi để tránh mắc các bệnh tật truyền nhiễm, ảnh hưởng tới sức khỏe của mọi người.


Theo Trí Thức Trẻ



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.