Khỏe hơn với luyện nội lực

Luyện nội lực sẽ làm cho khísung mãn, sức khỏe dẻo dai, bền bỉ, chủ động phát huy công lực, có khả năng chịuđựng những nhọc nhằn gian khổ trong cuộc sống...

Luyện nội lực sẽ làm cho khísung mãn, sức khỏe dẻo dai, bền bỉ, chủ động phát huy công lực, có khả năng chịuđựng những nhọc nhằn gian khổ trong cuộc sống...

Tác dụng của luyện nội lực cònlàm cho chuyển hóa cơ bản tăng cao, khả năng tích tụ thán khí Co2 nhiều hơn, khảnăng chịu đựng thiếu dưỡng khó ôxy cũng tăng lên, nhưng vẫn cảm thấy thoải máisau khi tập.

Nội lực có hai loại, một loại dobẩm sinh, một loại do quá trình tập luyện công phu mà có. Nội lực tiềm ẩn trongkhắp cơ thể. Thực tế đã chứng tỏ khi cấp bách buộc phải thoát hiểm trong lúcthập tử nhất sinh người bình thường không hề tập luyện gì cả, có thể nhảy quamột bức tường cao gấp đôi chiều cao của mình, vác vật nặng gấp đôi trọng lượngcủa mình, xô đẩy vật cản hàng trăm ký. Nhưng đây chỉ là hiện tượng nhất thờikhông lặp lại. Chính là vì trong lúc nhất thời này, toàn bộ nội lực đã được huyđộng và tập trung vào mục đích do ý chí, nghị lực điều khiển.

Khỏe hơn với luyện nội lực

(ảnh minh họa)

Luyện nội lực là lặp đi lặp lạisự tập trung khí vào Đan điền (cái lò lửa của sự sống) để rồi khi cần tập trunglực thì có thể chủ động.

Phương pháp tập:

Tư thế ngồi bán già hay kiết già,đầu lưỡi đặt vào lợi hàm răng trên, hai tay buông lỏng, đặt hai bàn tay lên haigối, ngửa lòng bàn tay lên đầu ngón tay cái đặt vào gốc ngón tay đeo nhẫn.

Phương pháp thở:

Ba giai đoạn: Hít vào, ngưng thởnén khí, thở ra. Công thức là 1-4-2 tức là thời gian hít vào là 1, ngưng thở nénkhí là 4 và thở ra là 2. Giai đoạn ngưng thở kết hợp với gồng một số cơ nên thờigian này phải thích hợp với thể lực để không gây khó chịu, tức ngực và bị ngộphơi bắt buộc phải thở mau.

1- Giai đoạn hít vào: Đầu lưỡi đểlên lợi hàm răng trên. Hít vào từ từ nhẹ nhàng, khi hít vào tưởng tượng khí đitừ huyệt Ấn đường (nơi hài đầu lông mày giao nhau) rồi chạy xuống Đan điền, haibàn tay từ từ nắm vào lúc này tưởng tượng khí tụ đầy vào trong một quả bóng ởvùng bụng dưới, áp lực tỏa đều bên trong.

2 - Giai đoạn ngưng thở nén khí:Nắm chặt hai bàn tay, ngón tay cái vẫn đặt vào gốc ngón tay đeo nhẫn, gồng nhẹhai tay, hai vai, đầu hơi cúi xuống, các cơ ngực buông thả, gom khí vào Đan điềntưởng tượng sức mạnh toàn thân đều tập trung vào đấy, đồng thời nhíu hậu môn lạiđể khí tụ ở Đan điền.

3 - Giai đoạn thở ra: Buông lỏngcơ bắp, riêng hậu môn thì vẫn nhíu lại, tưởng tượng khí từ Đan điền theo Nhâmmạch qua hậu môn lên Đốc mạch qua Mệnh môn dọc lên cột sống, lên Đaị chùy rồiđưa lên dọc đốt sống cổ lên đỉnh đầu (bách hội) rồi xuống mũi và từ từ êm nhẹthở ra. Đồng thời thả lỏng cơ hậu môn. Như vậy là đã được một biến hay một chukỳ. Lại tiếp tục hít vào ngay mà không ngưng nghỉ. Tiếp tục tập cho đủ 24 biếnhay 24 chu kỳ.

Cần lưu ý khi tập, nội lực đượcqui về vùng bụng dưới (Hạ tiểu), khí tụ vào Đan điền và phần trên rốn vẫn khôngcăng thẳng. Tập trung ý cao độ vào Đan điền. Sau mỗi buổi tập cần hít sâu rồi xảdốc ra nhiều lần để thải thán khí. Bạn nên tập thường xuyên, mỗi ngày 1-3 lần.Nơi tập phải thoáng khí và yên tĩnh. Không tập khi no quá, hoặc khi say rượu.

Theo Khỏe hơn với luyện nội lực



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.