Khốn khổ vì "yêu" chỉ thấy đau

Không phải lúc nào tình dục cũng mang tới những điều tuyệt vời.

Rất nhiều phụ nữ thành thật rằng đều trải qua đau đớn trước, trong và sau khi “yêu” – một tình trạng được gọi là đau khi giao hợp (Dyspareunos – thuật ngữ Hy Lạp).

Tình trạng này không chỉ làm giảm ham muốn trong “chuyện ấy”, khiến mối quan hệ của hai bạn trở nên căng thẳng và ảnh hưởng đến chất lượng chăn gối. Đối với phụ nữ sau thời kì mãn kinh, đau khi “yêu” làm tăng lo ngại về quá trình lão hóa và hình ảnh cơ thể. Sống trong im lặng và không tìm kiếm sự giúp đỡ cần thiết là cách nhiều phụ nữ chọn nhưng điều này không hỗ trợ nhiều hoặc cải thiện cuộc sống của họ tốt nhất.

Giải thích

Đau khi “yêu” có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng nó phổ biến hơn cả ở phụ nữ đến tuổi mãn kinh. Các cơn đau có nhiều mức độ, từ nhẹ đến dữ dội và được miêu tả sinh động tương tự như bị đốt, bị cứa vào da thịt, bị châm chích, hoặc đau đến cùng cực. Tùy thuộc vào mức độ đau đớn, nguyên nhân của cơn đau có thể xem xét trong khu vực vùng kín, trong âm đạo hoặc sâu trong khung chậu. Nhiều phụ nữ cảm thấy khó chịu chủ yếu trong “cô bé” – khu vực nhiều xung thần kinh quanh cửa âm đạo. Hiện tượng này có thể bắt đầu đột ngột và phát triển dần dần, với một số người theo chu kì đau thắt và dẫn đến  e ngại “chuyện ấy”.

High-Res Stock Photography: Young couple lying on bed woman looking…

Không phải lúc nào tình dục cũng mang tới những điều tuyệt vời

Nguyên nhân

Nguyên nhân có thể bao gồm các thay đổi nội tiết tố, vấn đề sức khỏe, ảnh hưởng từ hệ thần kinh trung ương, yếu tố cảm xúc như lo âu hay trầm cảm. Tiến sĩ Elizabeth G.Stewart, chuyên gia nghiên cứu về sức khỏe phụ nữ trực thuộc trung tâm y tế Beth Israel Deaconess ở Boston cho biết về các nguyên nhân có thể dẫn đến đau khi “yêu”:

Âm đạo thu nhỏ, sự suy thoái các mô âm đạo gây ra bởi sự mất estrogen – một nguồn chính giúp giảm đau ở phụ nữ bước vào tuổi trung niên. Khi buồng trứng suy giảm estrogen ở thời kì mãn kinh, mô âm đạo trở nên mỏng hơn, ít chất bôi trơn và độ đàn hồi mất dần. Cuối cùng những thay đổi này có thể dẫn đến khô âm đạo, ngứa, và đau. (Các loại thuốc kháng sinh histamin cũng góp phần làm khô âm đạo).

Thủ phạm khác là Vestibulodynia - một loại của Vulvodynia, hội chứng đau mãn tính với các triệu chứng có thể xảy ra ở một nơi hoặc toàn bộ khu vực âm hộ mà không có nguyên nhân xác định hay dấu hiệu rõ ràng. Nó xảy ra trong hoặc sau khi “yêu”, khi dùng băng vệ sinh, tăm bông hoặc áp lực duy trì lâu dài trên âm hộ như trong khi ngồi, mặc jeans chật, đạp xe, cưỡi ngựa…

Vestibulodynia là nguyên nhân phổ biến nhất của cơn đau khi “yêu” ở phụ nữ dưới 50 tuổi, phổ biến hơn cả so với phụ nữ thời kì sau mãn kinh, theo nghiên cứu mới nhất của các chuyên gia thuộc đại học McGill tại Montreal. Các nhà nghiên cứu cũng phân tích dữ liệu từ 182 phụ nữ đều bị đau khi “yêu” ở thời kì sau mãn kinh và kết quả là 98% cảm thấy đau đớn ngay khi tiếp xúc từ bên ngoài, dù là với tăm bông; 64% có triệu chứng vestibulodynia kèm theo teo âm đạo, 14% có dấu hiệu vestibulodynia, 9% biểu hiện teo âm đạo (số liệu trích trên tạp chí Sex & trị liệu cần thiết trong hôn nhân (tháng 3/ tháng 4 năm 2012)).

Nguyên nhân khác gây đau khi giao hợp bao gồm các bệnh ngoài da ở vùng kín như eczema, bệnh vảy nến, các dấu hiệu lạc nội mạc tử cung, viêm vùng chậu, sa bàng quang, nhiễm trùng đường tiết niệu, âm đạo và các cơ quan sinh sản. Một số phương pháp điều trị ung thư, chấn thương vùng chậu khi sinh con, cuộc giải phẫu, tái tạo khu thần kinh âm hộ, vấn đề về cơ xương (viêm khớp, viêm vùng xương chậu…) hoặc rối loạn chức năng tình dục ở nam giới (“chuyện ấy” quá nhiều hoặc thời gian “yêu” lâu do nhu cầu sinh lí của đối phương có thể làm tăng ma sát trong âm đạo và gây đau).

Yếu tố tâm lý hay cảm xúc cũng tham gia vào quá trình gây đau khi “yêu”. Stress, lo âu, trầm cảm, mặc cảm tội lỗi, quá khứ bị lạm dụng tình dục hay các yếu tố tâm lý đều dễ dàng dẫn đến cơn đau khi “yêu”.

Các chuẩn đoán đau khi “yêu”

Royalty-free Image: close up of a young woman holding her…

Bác sĩ cần biết về cơn đau đớn của bạn bắt đầu khi nào, ở đâu nhiều nhất, bạn cảm thấy như thế nào, làm gì để giảm đau và mối quan hệ giữa bạn và đối tác. Sau đó, họ sẽ kiểm tra âm hộ, âm đạo của bạn để khám xét vùng thể chất có biểu hiện khác thường hay không (khô, chảy nước, nhiễm trùng, viêm loét…). Bạn hãy chia sẻ thành thật với bác sĩ về biểu hiện bất thường của cơ thể và sự lo lắng của bạn để được giải đáp kịp thời.

Một số gợi ý giúp bạn giảm khó chịu khi “yêu” và kích thích đạt cực khoái tốt hơn:

Chất bôi trơn

Chất bôi trơn âm đạo Nonhormonal và kem dưỡng ẩm có thể giúp giảm ma sát và đau khi “yêu” (chất bôi trơn được áp dụng trước khi nhập cuộc và dưỡng ẩm nên sử dụng thường xuyên, có tác dụng dài hạn). Có nhiều sản phẩm chất bôi trơn khác nhau vì thế bạn nên chọn lựa kĩ lưỡng trước khi sử dụng. Dầu thực vật cũng là lựa chọn nên cân nhắc. Tuy nhiên, dầu nhờn hay các loại dầu khác có thể tương tác với bao cao su, đây là điều bạn nên chú ý.

Kĩ thuật “yêu”

Màn dạo đầu tuyệt vời sẽ tăng độ ẩm trong các mô âm đạo trước khi “yêu” và thử chuyển đổi vị trí để thử nghiệm các cảm xúc mới. Ngoài ra, bạn nên chia sẻ với đối tác để “chuyện yêu” của cả hai suôn sẻ và thuận lợi hơn. “Yêu” thường xuyên có thể giúp duy trì và tăng cường cơ bắp, tăng lưu thông máu cũng như khả năng bôi trơn. Nếu bạn thấy đau đớn khi làm “chuyện ấy”, chọn cách solo một mình hoặc thực hành tư thế yêu 69, kích thích bên ngoài, không liên quan đến thâm nhập và vẫn đạt được cực khoái.

Chăm sóc “cô bé” chu đáo

Vệ sinh vùng kín đúng cách với nước sạch hoặc dung dịch vệ sinh đảm bảo, tránh thụt rửa âm đạo quá sâu và chọn đồ lót thoáng mát, không gây kích ứng da. Chăm sóc “cô bé” chu đáo để tránh các bệnh phụ khoa có ảnh hưởng đến “chuyện ấy”.

Theo Đẹp



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.