Ký sinh trùng "ẩn nấp" đằng sau những món ngon bổ dưỡng

Mặc dù là món ăn chứa nhiều chất dinh dưỡng và là món khoái khẩu của nhiều người nhưng đằng sau nó ẩn chứa rất nhiều nguy hại cho sức khỏe.

Mặc dù là món ăn chứa nhiều chất dinh dưỡng và là món khoái khẩu của nhiều người nhưng đằng sau nó ẩn chứa rất nhiều nguy hại cho sức khỏe. Hãy điểm mặt một số món ăn có thể đưa giun sán xâm nhập vào cơ thể, gây nên những bệnh lý nguy hiểm một cách nhanh chóng nhất.

1. Mắc ký sinh trùng vì ăn lươn không đúng cách


Ăn thịt lươn không đúng cách rất dễ nhiễm ký sinh trùng

Lươn là món ăn nhiều chất dinh dưỡng giá trị cao, thịt lươn luôn được chọn lựa là thức ăn bồi bổ cho người bệnh, người già và trẻ nhỏ. Tuy nhiên, ăn thịt lươn không đúng cách rất dễ nhiễm ký sinh trùng.

Do môi trường sống thường chui rúc dưới ao bùn, sình lầy, nước đục... lại thêm thói ăn tạp, nên hệ tiêu hóa và chính cả thịt lươn có thể nhiễm vi trùng và ký sinh trùng. Ở cả lươn nuôi và lươn hoang dã tỉ lệ nhiễm ấu trùng Gnathostoma spingerum từ 0,8-29,6%, mùa khô tỉ lệ thấp và tăng dần trong mùa mưa. Ngoài ra, tình trạng nhiễm ấu trùng Gnathostoma spingerum khá cao ở người có thói quen ăn thức ăn chưa nấu chín kỹ như lươn xào tái, lươn gỏi...

2. Ốc, ếch chứa rất nhiều ký sinh trùng


Ếch chứa rất nhiều ký sinh trùng

Thịt ếch là món ăn dân gian được ưa thích, trong thịt ếch có chứa nhiều chất khoáng tốt như kali, sắt, kẽm, đồng… Mặc dù thịt ếch chứa nhiều đạm và khoáng chất tốt nhưng mọi người cũng nên hạn chế ăn vì loài ếch chủ yếu sinh sống ngoài đồng ruộng, dễ bị lây nhiễm các ký sinh trùng gây bệnh từ môi trường độc hại. Tỷ lệ ếch nhái có ấu trùng sán ở Việt Nam là 75%.

Trong thịt ếch có chứa rất nhiều các ký sinh trùng ở dạng sợi màu trắng. Những ký sinh trùng này rất khó bị phát hiện do lẫn với màu thịt của ếch nên khi ăn thường theo đường tiêu hóa vào ruột. Sau khi vào ruột, chúng nhanh chóng di chuyển tới các bộ phận trong cơ thể và khu trú thành những nang bệnh nguy hiểm. Nhiều trường hợp ký sinh trùng làm tổ ở mắt do khi chế biến thịt ếch, các ký sinh trùng bắn vào mắt hoặc ký sinh trùng di chuyển từ ruột lên mắt, nếu không phát hiện kịp thời sẽ bị mù mắt.

Một con ốc bươu vàng có thể mang từ 3.000 đến 6.000 con kí sinh trùng. Mùa hè là thời điểm phát bệnh, do đó, muốn ăn ốc bươu vàng nhất định phải dùng nhiệt ở 100 độ C để nấu chín. Ốc dừa có sán là chuyện bình thường, phổ biến. Chỉ có điều khi ăn mọi người không để ý nên không phát hiện được ra. Nếu mọi người ăn những loại ốc có chứa ký sinh trùng thì rất nguy hiểm, bởi nếu vào ruột còn có thể uống thuốc chữa trị nhưng vào mắt, não thì không chữa được và có thể gây ra mù mắt, liệt...

3. Gỏi cá, hải sản sống là tác nhân gây nhiễm ký sinh trùng

Các món hải sản tươi sống ẩn chứa nhiều nguy cơ

Các món thủy hải sản tươi như hàu sống, cá ngừ, cá hồi, cá diêu hồng, cá lóc… rất được ưa chuộng vì quan niệm bổ dưỡng và mát. Tuy nhiên, ít người biết rõ những nguy cơ tiềm ẩn trong các món ăn này. Khi ăn sống các thực phẩm tươi như hàu, cá hồi, cá ngừ... thì các chất dinh dưỡng và khoáng chất sẽ hấp thu được hầu hết.

Những người có thói quen ăn cá không nấu kỹ (đặc biệt là gỏi cá) rất dễ bị lây truyền các bệnh từ cá như sán lá ruột nhỏ, sán lá gan... Cá đã chế biến làm gỏi xét nghiệm thấy 95% ấu trùng vẫn còn sống. 13 loại lá hay dùng ăn gỏi cũng được xay ra xét nghiệm thì 93% ấu trùng vẫn còn sống sau 4 giờ.

Tuy nhiên, các loại cá là ký chủ trung gian của nhiều giun sán và là ký chủ tích trữ nhiều mầm bệnh dễ lây cho người. Mầm bệnh thường ở trong cơ của cá dưới dạng kén, bên trong chứa ấu trùng của các loại giun sán, kích thước kén rất nhỏ nên rất khó phát hiện bằng mắt thường. Khi ăn thịt cá có các mầm bệnh này vào cơ thể thì các ấu trùng này sẽ phát triển và sinh sôi nảy nở gây bệnh cho người. Ở nước ta đã phát hiện ít nhất 10 loài giun sán có thể truyền từ cá sống sang người. Trong đó có hai loại bệnh xuất hiện nhiều nhất ở nước ta do ăn cá chưa nấu chín là bệnh sán lá gan và giun xoắn.

Ngoài ra, các nhuyễn thể và cá, tôm cũng thường có các loại vi khuẩn như trực khuẩn thương hàn, trực khuẩn lỵ, xoắn khuẩn, trực khuẩn E.Coli, khuẩn tả... Tôm sống còn mang ấu trùng sán lá phổi, khi trưởng thành sẽ đi từ ruột, xuyên qua cơ hoành lên phổi, gây viêm phế quản, đau ngực, ho ra máu.

4. Rau sống: Tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng lên đến 90%

Nên chần qua rau sống qua nước sôi rồi mới ăn

Rau sống chính là các loại rau gia vị như xà lách, rau mùi, rau răm, kinh giới… vốn là món rau ưa thích của rất nhiều người. Rau sống dễ ăn, mát và là món ăn tốt cho sức khỏe, cung cấp cho cơ thể lượng vitamin C, A, E, chất khoáng và một số yếu tố vi lượng, tuy nhiên lại tiềm ẩn những nguy cơ bệnh tật rất cao, đặc biệt tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng lên đến 90%.

Nhiều người thường ngâm rau sống trong dung dịch thuốc tím hoặc nước muối loãng song thực tế hai loại này đều không có tác dụng gì với trứng giun và một số vi khuẩn gây bệnh, đặc biệt là hóa chất bảo vệ thực vật. Kể cả sau 3 lần rửa sạch và rửa bằng nước rửa chuyên dụng, tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng vẫn còn ở mức 51,9-82,6%.

Các chuyên gia khuyến cáo, tốt nhất không nên ăn rau sống, phương pháp ăn chín uống sôi vẫn là cách bảo vệ sức khỏe an toàn nhất. Trong trường hợp muốn ăn, bạn nên chần qua nước sôi.

Bệnh từ miệng mà ra, vì thế không ăn các món tái, sống, cần uống nước đun sôi để nguội... và diệt giun định kì. Đề phòng ngừa giun, các bác sĩ khuyến cáo nên rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.

Hà Linh/VietNamNet (tổng hợp)



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.