Luyện cơ hoành để tim khỏe

Cơ hoành hoạt động càng mạnh thì tim càng khỏe nên nhiều chuyên gia khí công đã đặt tên cho cơ hoành là “trái tim thứ hai”

Cơ hoành hoạt động càng mạnhthì tim càng khỏe nên nhiều chuyên gia khí công đã đặt tên cho cơ hoành là“trái tim thứ hai”

“Trời sinh voi ắt sinh cỏ” màsao không gắn thêm trong cơ thể con người một trái tim nữa để phòng hờ? Ướcmuốn này không hẳn là siêu tưởng nếu bạn đừng quên cơ hoành - lớp cơ trơngiữ vai trò lá chắn giữa lồng ngực và xoang bụng. Một thành phần tưởng khônggiữ vai trò nào nổi bật trong cơ thể ấy vậy mà lại có thể trở thành đòn bẩycho trái tim khỏe mạnh.

Trái tim thứ hai

Người tập khí công, dưỡngsinh, yoga... có điểm tương đồng trong thao tác hô hấp là khi hít vàobằng mũi thì sẽ thở ra bằng miệng, hít vào thật nhanh thì thở ra thậtchậm hoặc làm ngược lại. Sở dĩ như thế là vì muốn luyện tập chức năngcủa cơ hoành.

Luyện cơ hoành để tim khỏe

Ngồi thiền luyện thở

Cùng với động tác hô hấp,cơ hoành lên xuống nhịp nhàng trong từng nhịp thở nhưng với cách thởthông thường thì cơ hoành không ảnh hưởng bao nhiêu trong vùng xoangngực và xoang bụng. Khi hít thật sâu để tăng áp lực trong lồng ngực thì cơ hoành bị đẩy xuống với sức ép cao hơn bình thường và sẽ như bàn tayđưa thêm máu đến toàn bộ cơ quan khu trú trong xoang bụng.

Ngay lúc đó, nếu động tácgiữ hơi thực hiện đúng kỹ thuật nữa thì cơ hoành chẳng khác nào chiếcvan đóng kín để lượng máu lưu thông đến gan, thận, tụy tạng, dạ dày...kịp bàn giao dưỡng chất và tiếp nhận phế chất. Liền sau đó, động tác thởra lại kéo cơ hoành về vị trí bình thường, qua đó giải tỏa áp lực trongxoang bụng để máu được hút từ nội tạng về tim một cách hồ hởi.

Các chuyên gia yoga ở ẤnĐộ đã so sánh cơ hoành như bàn tay điêu luyện vừa xoa vừa bóp nội tạngbằng động tác lúc bơm lúc hút. Do đó, không lạ gì khi rối loạn chức năngtiêu hóa, tiết niệu là những điều xa lạ với người đã khổ công tập thở.

Cơ hoành khi được kéo lênlúc thở ra sẽ tạo áp lực trong lồng ngực để đẩy máu từ tim lên phổi đồngthời tưới máu trên thành tim, khi hạ thấp trong lúc hít vào sẽ giúp độngtác co thắt của trái tim thêm nhẹ nhàng. Nói cách khác, cơ hoành hoạtđộng càng mạnh thì tim càng khỏe nên nhiều chuyên gia khí công đã đặttên cho cơ hoành là “trái tim thứ hai”.

Một công đôi việc

Trên thực tế, cơ hoànhkhông chỉ hữu ích cho tim vì nó vừa trợ lực cho trái tim và hai lá phổivừa tiếp dưỡng khí cho đủ loại cơ quan trong xoang bụng. Người giỏi kỹthuật hô hấp qua đó có thể tự cải thiện chức năng hô hấp do tác dụnggián tiếp trên hệ tuần hoàn. Biết cách hít thở đồng nghĩa với tối ưu hóachức năng của não bộ, của hệ tiêu hóa, nội tiết, sinh dục... nhờ tế bàokhông thiếu dưỡng khí.

Để tăng cường hiệu năngcủa cơ hoành, người tập yoga, dưỡng sinh còn khéo hơn nữa khi kết hợptrong bài tập một số động tác để buộc cơ hoành hoạt động mạnh hơn, lâuhơn khi hít thở. Cơ hoành càng dẻo dai, tim càng đỡ mệt nhưng uổng ghêvì ai cũng có hai trái tim song thực tế ít người biết dùng.

Cách tập luyện

Muốn tập luyện cơ hoành bằng động tác hít thở, cần lưu ý một số nguyên tắc sau: Không thao tác trong vội vã, gượng ép mà hít thở đều đặn đến khi hoàn toàn sẵn sàng cho động tác hô hấp đúng nghĩa dưỡng sinh; mỗi đợt tập không cần hơn 10 phút nhưng nếu được nhiều đợt/ngày, nhất là khi vừa thức dậy, trước khi đi ngủ và ngay lúc căng thẳng tinh thần thì rất tốt; tập trong tư thế hoàn toàn thoải mái, tập trung vào động tác hô hấp rồi hít vào bằng mũi thật nhanh, thật mạnh, sau đó giữ hơi một cách bình thản trong vài giây càng tốt nhưng tuyệt đối đừng để có cảm giác nặng ngực; thở ra thật chậm, thật đều và thật nhẹ trước khi thổi phụt một hơi khi thở ra gần hết.

 
Muốn biết tập đúng hay không cần dựa vào các chỉ tiêu: Không đỏ mặt, không chóng mặt trong khi tập; nhịp tim sau khi tập phải trở lại như trước trong vòng 15 phút sau khi tập; không tăng huyết áp, không đau đầu sau khi tập; có thể khó ngủ trong vài ngày đầu nhưng giấc ngủ bình yên phải trở lại sau đó và ngủ ngon hơn trước.
Theo Bác sĩ Lương Lễ Hoàng
NLĐ



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.