Mất răng vì bệnh nha chu

Lợi viêm sưng to rồi tự xẹp xuống làm người bệnh tưởng đã khỏi. Nhưng thực ra, tổn thương tiếp tục lan sâu xuống dưới lợi, phá hủy tổ chức quanh răng ở phía dưới.

Lợi viêm sưng to rồi tự xẹpxuống làm người bệnh tưởng đã khỏi. Nhưng thực ra, tổn thương tiếp tục lansâu xuống dưới lợi, phá hủy tổ chức quanh răng ở phía dưới.

Theo tiến sĩ Trịnh Đình Hải,Giám đốc Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương, hiện trên 90% người trưởng thànhở Việt Nam gặp các vấn đề liên quan đến lợi và phần xung quanh răng.

Bệnh thường gặp ở tuổitrung niên

Theo tiến sĩ Nguyễn ĐứcThắng, Trưởng khoa Nha chu,Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương, nha chu là tổchức xung quanh răng, có chức năng chống đỡ, giữ răng trong xương hàm. Bệnhthường khởi phát từ bệnh viêm lợi. Lợi của người bệnh đỏ, dễ chảy máu khiđánh răng. Bệnh thường tiến triển thầm lặng, nhất là trong giai đoạn đầu nênngười bệnh ít chú ý. Ở giai đoạn này, lợi bị sưng to rồi tự xẹp xuống làmngười bệnh lầm tưởng là tự lành. Tuy nhiên, khi đã bị viêm lợi mà không điềutrị kịp thời, tổn thương sẽ tiếp tục tiến triển xuống sâu dưới lợi, phá hủytổ chức quanh răng ở phía dưới, dẫn đến viêm quanh răng.

Mất răng vì bệnh nha chu

Cần đến gặp bác sĩ khi chảy máu hoặc sưng răng miệng

Theo tiến sĩ Trịnh Đình Hải,khoảng 30% - 35% người trong độ tuổi từ 35 trở lên mắc bệnh nha chu. Tácnhân hay gặp nhất là vi khuẩn ở mảng bám răng. Các mảng bám này sẽ là chấttựa hữu cơ để các vi khuẩn có trong khoang miệng bám vào định cư và pháttriển, gây ra viêm lợi, sâu răng... Ngoài ra, có một số yếu tố, nguy cơ làmnặng thêm bệnh nha chu như bệnh tiểu đường, HIV, sức đề kháng bị giảm súthoặc các yếu tố tại chỗ như răng lệch lạc, hàn răng, nắn chỉnh răng...

Phòng bệnh bằng vệ sinhrăng miệng

Theo tiến sĩ Thắng, bệnh nhachu phá hủy mô nâng đỡ răng, làm tiêu xương ổ răng, gây ra tình trạng lunglay răng và mất răng, hạn chế ăn uống và ảnh hưởng đến sức khỏe nhai. Ngoàira, đây cũng là ổ nhiễm khuẩn tiềm tàng, là nguy cơ gây ra nhiều bệnh toànthân nguy hiểm như bệnh tim mạch, viêm khớp, các bệnh về thận, hệ hô hấp vàhệ tiêu hóa. Bên cạnh đó, bệnh nha chu còn gây hôi miệng, gây khó khăn chongười bệnh trong khi giao tiếp.

Để điều trị bệnh nha chu, các bác sĩ khuyến cáo nên phát hiện và điều trịsớm từ khi bệnh mới khởi phát. Lúc này, chỉ cần vệ sinh răng miệng sạch sẽ,làm sạch mảng bám, lấy cao răng và kiểm soát sự phát triển của mảng bámrăng. Còn nếu đã có tổn thương sâu đến xương ổ răng, có xuất hiện túi lợibệnh lý thì cần giải quyết bằng cách nạo túi lợi, phẫu thuật quanh răng.

Tiến sĩ Trịnh Đình Hải khuyến cáo, bệnh nha chu có liên hệ chặt chẽ với cácmảng bám răng. Vì vậy, để phòng bệnh nha chu trước tiên cần giải quyết mảngbám răng. Trong đó, giải pháp quan trọng nhất là thói quen vệ sinh răngmiệng. Cần đánh răng với kem đánh răng, sử dụng các loại nước súc miệng đểkìm hãm mảng bám răng, lấy cao răng 3 - 6 tháng một lần. Khi đánh răng, nênxoay tròn bàn chải hoặc đánh theo chiều dọc để loại trừ hết mảng bám ở giữacác kẽ răng. Từ độ tuổi trung niên trở lên, nên dùng chỉ tơ nha khoa để vệsinh răng miệng.

Theo Lan Hương
Đất Việt



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.