Mê nhân trần-cam thảo, mày râu cẩn thận 'yếu'

Để tăng vị ngọt, thơm, nhiều người dùng nhân trần với cam thảo. Trong khi đó, nếu dùng cam thảo thường xuyên, quá nhiều, trong thời gian dài có thể làm giảm khả năng yêu đương của cánh mày râu.

Để tăng vị ngọt, thơm, nhiều người dùng nhân trần với cam thảo. Trong khi đó, nếu dùng cam thảo thường xuyên, quá nhiều, trong thời gian dài có thể làm giảm khả năng yêu đương của cánh mày râu.

Thông thường, người dân thường dùng nước nhân trần hàng ngày với quan niệm “mát gan, thanh nhiệt”. Tuy nhiên, theo lương y Vũ Quốc Trung (Hội Đông y Hà Nội), nhân trần không phải lúc nào cũng bổ.

Nhân trần có tác dụng thanh nhiệt, lợi thấp, hành khí, lợi tiểu, giúp ra mồ hôi. Ngoài ra còn tăng bài tiết mật, chống viêm, nhất là các bệnh về gan mật. Y học hiện đại còn đánh giá nhân trần có khả năng cải thiện tình trạng gan nhiễm mỡ, hạ huyết áp, điều chỉnh rối loạn lipid máu, giải nhiệt, chống viêm…

Theo ông Trung, khi mật viêm, tắc thì mới cần lợi mật, khi gan yếu mỏi thì mới phải nhuận gan. Lúc đó, nhân trần mới phát huy tác dụng. Còn đối với những người gan mật đều khỏe mà lại uống nhân trần thay nước thì gan mật sẽ phải làm việc nhiều hơn, dẫn đến nguy cơ tổn thương gan mật, mất cân bằng và sinh bệnh.

Ngoài ra, phụ nữ mang thai không có bệnh lý về gan nếu dùng nhân trần có nguy cơ bị mất sữa hoặc ít sữa. Nhân trần cũng lợi tiểu nên dẫn đến việc nước bị thải nhiều, gây mất nước và các chất dinh dưỡng trong cơ thể. Thai nhi không đủ chất dinh dưỡng có khả năng bị yếu, suy thai…

Lương y Trung cho biết, để tăng vị ngọt, thơm, nhiều người dùng nhân trần với cam thảo. Trong khi đó, nếu dùng cam thảo thường xuyên, quá nhiều, trong thời gian dài có thể làm giảm lượng testosterone của nam giới, làm giảm khả năng yêu đương của cánh mày râu. Hơn nữa, có thể làm suy giảm hệ miễn dịch, tăng huyết áp, gây phù toàn thân, viêm loét dạ dày. Do đó, những người bị phù, viêm gan, tăng huyết áp đều không nên dùng cam thảo. Phụ nữ có thai khi dùng quá nhiều cam thảo cũng có nguy cơ đẻ non, con bị dị tật…

“Nhân trần có nhiều công dụng hữu ích cho cơ thể, nhưng nó là vị thuốc, vì thế, người dân không nên lạm dụng nhân trần và càng phải thận trọng khi dùng chung nhân trần với cam thảo” – lương y Trung cho biết.

Theo Dân Việt


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.