Mẹ trẻ mách bài thuốc trị ho cho bé bằng lá xương sông nhưng hàng nghìn chị em phản đối

Ho khò khè là căn bệnh thường thấy ở trẻ nhỏ, nhất là vào những ngày thời tiết thay đổi.

Ho khò khè là căn bệnh thường thấy ở trẻ nhỏ, nhất là vào những ngày thời tiết thay đổi. Tuy nhiên, liệu với trẻ sơ sinh thì nên dùng mẹo dân gian để điều trị ho

hay đi thăm khám bác sĩ?

Theo chia sẻ của một bà mẹ trẻ có tài khoản L.D.L trên một diễn đàn: "Bé nhà em nay mới gần 4 tháng mà phải vào viện điều trị 2 lần bệnh viêm phế quản, viêm phổi nên tiêm tím hết 2 chân, 2 tay.

Trước đó, em cũng cho con dùng đủ các loại thuốc dân gian như quất hấp đường phèn, lá hẹ, húng chanh... nhưng để lâu bị ho nhiều hơn. Sau khi con ra viện, em cũng đầu tư nhiều loại thuốc được quảng cáo trên thị trường nhưng không mấy khả thi, bé vẫn ho khò khè, lại dùng thuốc kháng sinh và nhập viện".

me tre mach bai thuoc tri ho cho be bang la xuong song nhung hang nghin chi em phan doi - 1

Bài chia sẻ của bà mẹ trẻ.

Tuy nhiên, ngay sau đó D.L được một người bạn mách bài thuốc dân gian cực hay điều trị ho khò khè cho trẻ mà bản thân người đó đã dùng và thấy hiệu quả.

Theo đó, bài thuốc được nhắc đến như sau:

Bước 1: Lá xương sông già (3 lá) thái nhỏ như sợi chỉ cho vào cái bát hay lọ thủy tinh (lọ làm sữa chua).

me tre mach bai thuoc tri ho cho be bang la xuong song nhung hang nghin chi em phan doi - 2

Nguyên liệu gồm có lá xương sông và mật ong. (Ảnh minh họa)

Bước 2: Đổ mật ong nguyên chất sấp sấp lên lá thái rồi hấp vào nồi cơm (nồi cơm mới chuyển sang chế độ ủ thì cho vào).

me tre mach bai thuoc tri ho cho be bang la xuong song nhung hang nghin chi em phan doi - 3

Đem nguyên liệu đã chuẩn bị hấp cách thủy để tạo thành nước cho bé dùng. (Ảnh minh họa)

Liều dùng: - Bé dưới 1 tuổi ngày cho uống 3 -4 lần, mỗi lần 3ml.

- Bé trên 1 tuổi cũng 3-4 lần, mỗi lần 4-5ml.

Trước khi cho con uống các mẹ ngâm vào nước nóng cho ấm.

Cũng theo chị D.L phải dùng mật ong mà không phải đường phèn vì mật ong sẽ đem lại hiệu quả tốt còn đường phèn thì không.

Bên cạnh đó, các mẹ cần đánh lưỡi và lợi hàng ngày cho bé bằng gạc nhúng nước muối đóng chai đã được ngâm ấm.

Khá nhiều bà mẹ trẻ tỏ ra vô cùng thích thú với phương pháp trị ho khò khè cho trẻ nhỏ bằng lá xương sông. Thậm chí còn cho biết rằng đã thực hiện và nhận được hiệu quả tương tự, con hết khò khè.

Tuy nhiên, số khác lại thắc mắc trong bài thuốc dân gian này có chứa mật ong, nguyên liệu này lại chính là một trong những thực phẩm được bác sĩ khuyến cáo không nên dùng cho trẻ dưới 1 tuổi vì có khả năng gây ngộ độc. Chính vì thế, rất nhiều bà mẹ bỉm sữa lại lên tiếng phản đối phương pháp chữa bệnh này.

me tre mach bai thuoc tri ho cho be bang la xuong song nhung hang nghin chi em phan doi - 4

Nhiều chị em không đồng tình với mẹo dân gian này.

Trao đổi với bác sĩ Nguyễn Văn Lân – Viện Y Dược học Cổ truyền Quân đội về phương pháp đang khiến nhiều mẹ trẻ tranh cãi này, ông cho biết: “Phương pháp này chủ yếu theo kinh nghiệm dân gian cho trẻ cảm sốt, ho, nôn mửa, còn chưa có một nghiên cứu nào cả. Người Malaysia thường dùng lá xương sông xào nóng chườm đau nhức, thấp khớp thôi. Tuy nhiên phương pháp này chưa có nghiên cứu nào để áp dụng cho trẻ dưới 1 tuổi".

Bác sĩ Lân cũng cho biết thêm, với mật ong, có một số nghiên cứu hiện nay khuyến cáo không nên dùng cho trẻ dưới 1 tuổi còn theo phương pháp dân gian vẫn mật ong để đánh tưa lưa lưỡi cho trẻ.

Thế nhưng bố mẹ nên lưu ý, với trẻ dưới 1 tuổi áp dụng theo phương pháp dân gian nào cũng phải cân nhắc kỹ bởi trẻ chưa phát triển hoàn thiện.

Nếu trẻ ho, ngạt mũi thở khò khè, không bị viêm nhiễm hay sốt gì, bố mẹ có thể dùng nước muối sinh lý làm ấm bằng cách xoa xoa vào tay rồi nhỏ vào mũi cho trẻ. Cách tốt nhất, bố mẹ nên cho con đến bác sĩ khám để có những phương pháp điều trị kịp thời.

Hy vọng, với những chia sẻ vô cùng bổ ích của bác sĩ Lân ở trên sẽ phần nào giúp các mẹ hiểu rõ hơn về phương pháp trị ho khò khè cho trẻ bằng lá xương sông và có phương hướng điều trị đúng đắn.

Theo Khám phá


Trẻ sơ sinh

trị ho

lá xương sông


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.